Friday, January 10, 2025
Trang chủBiển nóngSự kiệnTQ muốn " thoát Mỹ", nhưng khó đấy?

TQ muốn ” thoát Mỹ”, nhưng khó đấy?

Môi trường phát triển kinh tế và đối ngoại của Trung Quốc đang trở nên phức tạp hơn bao giờ hết, buộc nước này phải đề ra những chiến lược khác để đối phó với rủi ro tương lai.

Kế hoạch 5 năm

Khi các nhà hoạch định kinh tế Trung Quốc soạn thảo kế hoạch 5 năm phát triển đất nước hồi năm 2015, họ nói rằng môi trường quốc tế “chưa bao giờ phức tạp hơn”.

Tuy nhiên, dường như họ đã nói điều này quá sớm.

Vào thời điểm đó, các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh coi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) – một hiệp định thương mại do chính quyền ông Barack Obama đề xuất nhằm dỡ bỏ các tiêu chuẩn thương mại giữa các nền kinh tế lớn – là một trong những vấn đề đau đầu nhất của họ.

Năm nay, sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump rút Mỹ khỏi TPP, Bắc Kinh lại phải đối mặt với nhiều điều tồi tệ hơn nhiều, bao gồm các chính sách đối đầu từ Washington, tham vọng công nghệ bị bóp nghẹt bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ và tăng trưởng kinh tế bị trì trệ bởi thị trường nước ngoài chịu nhiều thiệt hại lớn sau đại dịch COVID-19.

Điều TQ không lường trước cách đây 5 năm và sóng gió bủa vây chiến lược thoát Mỹ của ông Tập - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tập Cận Bình

Giữa bối cảnh này, Bắc Kinh sẽ phải đề ra kế hoạch 5 năm mới cho giai đoạn năm 2021-2025 tại Đại hội Đảng Trung Quốc diễn ra từ trong ngày 26-29/10 sắp tới, khoảng 1 tuần trước khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra.

Shi Yinhong, chuyên gia về các vấn đề quốc tế tại Đại học Nhân dân và là cố vấn của Quốc vụ viện, nội các Trung Quốc cho biết: “Trung Quốc đang chứng kiến nhiều bất ổn quốc tế hơn nhiều so với lúc soạn thảo kế hoạch 5 năm trước.”

Ông Shi nhận định nhiệm vụ soạn thảo kế hoạch sẽ rất khó khăn giữa lúc hàng loạt thử thách đồng loạt xuất hiện trên các mặt trận kinh tế, ngoại giao và công nghiệp.

“Chúng ta có thể nói rằng đây là giai đoạn bất ổn nhất đối với vai trò của Trung Quốc trên môi trường quốc tế từ năm 1976 tới nay,” ông Shi nhắc tới thời điểm Trung Quốc bắt đầu cải cách và mở cửa nền kinh tế.

Ông Shi nói: “Một mặt, Trung Quốc cần phải có một số kế hoạch dài hạn như đặt ra mục tiêu tăng trưởng để tránh tình trạng các quan chức cấp dưới lười biếng, nhưng cũng cần phải thận trọng khi đưa ra kế hoạch quá chi tiết.”

Chiến lược tương lai

Deng Yuwen, cựu phó tổng biên tập của tờ Study Times, nhận xét mặc dù gặp vô số áp lực về mặt ngoại giao và kinh tế, nhưng giới lãnh đạo Trung Quốc dường như đã có một số chiến lược trong những năm tới.

“Với kế hoạch mang tên tuần hoàn kép, Trung Quốc đang xây dựng những giới hạn bên trong để đảm bảo an toàn và ổn định trước những bất ổn bên ngoài”.

“Bằng cách ‘sửa những tấm gỗ ngắn’, Bắc Kinh đang tìm cách vượt qua Mỹ bằng cách đầu tư vào những lĩnh vực công nghệ mà nước này yếu nhất”.

Theo Nguyên lí Thùng gỗ, “sửa tấm gỗ ngắn” ám chỉ việc kéo dài những thanh gỗ ngắn trong một thùng nước có những tấm gỗ có độ dài ngắn không bằng nhau, khi đó, thùng nước sẽ chứa được nhiều nước hơn so với việc kéo dài những thanh gỗ khác.

Đây là cụm từ được nhiều quan chức Trung Quốc sử dụng trong thời gian gần đây để nhắc tới việc đầu tư vào những điểm yếu kém trong kinh tế Trung Quốc, bao gồm lĩnh vực công nghệ cao vốn phụ thuộc phần lớn vào trang thiết bị và tri thức từ Mỹ.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng 5 khẳng định kế hoạch “tuần hoàn kép” sẽ tập trung nhiều hơn vào thị trường nội địa và đây sẽ là chiến lược để Trung Quốc tồn tại và phát triển trong môi trường thế giới bất ổn và sóng gió.

Tuy nhiên, một số nhà quan sát đã bày tỏ sự nghi ngờ về khả năng của Trung Quốc trong việc chuyển đổi loại hình kinh tế do nhà nước đầu tư và xuất khẩu sang mô hình tăng trưởng nhờ đẩy mạnh tiêu thụ của người tiêu dùng.

Zhao Xijun, phó hiệu trưởng trường tài chính tại Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, cho biết kế hoạch 5 năm tới sẽ coi tuần hoàn kép là cách tiếp cận chính để giải quyết sự bất ổn trên thị trường toàn cầu và sự đối đầu từ Mỹ.

“Tất cả các nguồn lực tại Trung Quốc sẽ được đầu tư cho chiến lược này, coi phát triển kinh tế trong nước là ưu tiên hàng đầu. Trung Quốc sẽ tìm cách sản xuất những sản phẩm mà từ trước tới nay chưa thể tự sản xuất, đặc biệt là trong các lĩnh vực bị Mỹ hạn chế nhiều.”

Sau thông báo về chiến lược tuần hoàn kép, ông Tập đã phủ nhận những ý kiến cho rằng Trung Quốc đang lên kế hoạch đóng cửa với giao thương nước ngoài.

Thay vào đó, Trung Quốc sẽ kết nối sâu sắc hơn với những tổ chức đa phương mà Mỹ đang tìm cách rời xa, xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với Liên minh Châu Âu (EU) và Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), chưa kể tiếp tục đầu tư vào Sáng kiến Vành đai Con đường.

Bắc Kinh cũng dự kiến sẽ ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, một hiệp định thương mại với 10 thành viên của các nước ASEAN cùng với Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand vào cuối năm nay.

RELATED ARTICLES

Tin mới