Monday, December 23, 2024
Trang chủĐiểm tinLiệu TQ có dám từ bỏ yêu sách đường 9 đoạn

Liệu TQ có dám từ bỏ yêu sách đường 9 đoạn

Trong webinar hôm qua, TS Li Nan, một học giả Trung Quốc hiện đang là nghiên cứu viên khách mời tại Viện Đông Á, ĐH Quốc gia Singapore, có đề xuất là TQ nên từ bỏ yêu sách đường chín đoạn vì điều này tốt cho TQ, đặc biệt là trên khía cạnh sức mạnh mềm.

Đây là lần đầu tiên mình được nghe một học giả Trung Quốc đưa ra đề xuất này tại một diễn đàn chính thức. Dù vậy, mình nghĩ đó là một hướng đi đúng cho TQ. Bám víu vào đường chín đoạn phi pháp càng làm TQ mất uy tín, khiến các nước xung quanh Biển Đông quay lưng với Bắc Kinh, và tạo thêm cớ cho Mỹ tập hợp lực lượng chống TQ.

Nhận thấy đây có thể là một tín hiệu nào đó của Bắc Kinh, chúng tôi lược dịch bản tin liên quan có tựa đề tiếng Anh “China can safely drop nine-dash line in South China Sea and win friends in Asean: China expert”.

Hôm Thứ Sáu, 18/09/2020, một chuyên gia quân sự Trung Quốc nói: Trung Quốc có thể từ bỏ Đường Chín đoạn –– vốn là nền tảng cho yêu sách của nước này về chủ quyền lên tới 90% vùng biển tranh chấp ở Biển Đông – mà không gây tổn hại đến lợi ích lâu dài của nước này.

Trên thực tế, việc từ bỏ Đường Chín đoạn sẽ tăng cường sức mạnh mềm của Trung Quốc và giúp họ giành được bạn bè trong khối ASEAN, Tiến sĩ Li Nan, một nhà nghiên cứu cấp cao hiện là nghiên cứu viên khách mời tại Viện Đông Á (EAI), nói thêm.

“Đây là thời điểm để Trung Quốc từ bỏ Đường Chín đoạn. Nó không phù hợp lợi ích của Trung Quốc” –– Tiến sĩ Li nói trong một  hội thảo trên web [webinar] về tranh chấp hàng hải do EAI và Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS – Yusof Ishak Institute) tổ chức:

Phần lớn các diễn giả dự webinar có tên “Tranh chấp Biển Đông: Đối đầu Mỹ – Trung, Luật pháp và Triển vọng Bộ Quy tắc Ứng xử” là các học giả. Họ đồng ý cho rằng: Do đại dịch Covid-19, ASEAN và Trung Quốc khó có khả năng hoàn thành Bộ Quy tắc Ứng xử cho Biển Đông vào thời hạn cuối năm tới.

Từ đầu năm nay nay, căng thẳng trong vùng biển tranh chấp giữa Trung Quốc và các quốc gia ASEAN có yêu sách chủ quyền như Philippines và Việt Nam đã gia tăng.

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Indonesia cũng đang leo thang. Đầu tháng này Indonesia đã tuyên bố phản đối Bắc Kinh sau khi một tàu hải cảnh Trung Quốc lưu lại hai ngày trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia, ngoài khơi quần đảo Natuna ở Biển Đông.

Đường Chín đoạn của Trung Quốc, vốn trái với luật biển quốc tế nhưng lại được Trung Quốc sử dụng để tuyên bố yêusách đối với vùng biển xung quanh quần đảo Natuna, là tâm điểm của tranh chấp này.

Tiến sĩ Li nói rằng lực lượng Hải cảnh Trung Quốc phải tìm cách thực thi yêu sách Đường Chín đoạn và “điều đó đã gây ra tất cả mọi vấn đề với các quốc gia ven biển”.

Ông nói thêm rằng việc từ bỏ Đường Chín đoạn sẽ phù hợp lợi ích của Trung Quốc, kể cả việc tăng cường sức mạnh mềm của nước này.

Ông cho biết vào đầu những năm 1950 Trung Quốc từng nhượng bộ một phần Đường Chín đoạn, xóa bỏ hai vạch [trong số 11 vạch] như một cử chỉ [thân thiện] đối với các đồng chí cộng sản của họ ở Bắc Việt Nam.

Nhưng ông Li nói, nếu các nhà lãnh đạo Trung Quốc lại nhượng bộ tương tự một lần nữa, thì họ sẽ có thể phải đối mặt với phản ứng từ các đơn vị như Giải phóng quân Trung Quốc (PLA).

RELATED ARTICLES

Tin mới