Friday, December 27, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTQ toan tính vẽ lại luật chơi của các nước khác

TQ toan tính vẽ lại luật chơi của các nước khác

Tình hình thế giới ngày nay đang diễn ra nhiều tình huống phức tạp, khó lường. Trong đó có nguyên nhân do tham vọng bá quyền của Trung Quốc, làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông. Tuy nhiên, do có sự xuất hiện của Mỹ cùng các đồng minh đã ngăn cản đáng kể tham vọng bá quyền của Trung Quốc.

Thế giớiđang chứng kiến một thời kỳ bất ổn, trước những diễn biến không ngờ có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Sự phức tạp đó không chỉ xảy ra ở các khu vực Châu Âu, Châu Á, Châu Phi, một khu vực có nền kinh tế phát triển khá đồng đều, bền vững cũng xảy racáccuộc khủng hoảng kinh tế – chính trị, đặc biệt là gần đây bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19.

Trong mấy thập niên qua, cuộc cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà nó lan rộng sang nhiều lĩnh vựcchính trị, khoa học công nghệ, kéo theo sự tham giacủa nhiều quốc gia khác, tác động lớn đến trật tự thế giới.

Trong bối cảnh tình hình quốc tế phức tạp như vậy, không lấy gì làm lạkhi chúng ta phải chứng kiến những căng thẳng trên Biển Đông, thậm chí có nguy cơ xảy ra chiến tranh. Khu vực này trở thành một điểm nóng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc.Máy bay quân sự, tàu chiến hiện đại nhất, cùng các loại khí tài quân sự của hai cường quốc đưađến vùng biển nóng này trongnhững năm gần đây là minh chứng rõ nhất.

Trung Quốc vẫn thường xem Biển Đông là “của mình”, là nơi thể hiện sức mạnh của chủ nghĩa bá quyền nước lớn. Nước này muốn độc chiếm Biển Đông, coi đó là bước đầu tiên trong việc xác lập Trung Quốc là cường quốc hàng đầu thế giới trong thời kỳ mới.

Cùng với các khu vực Tân Cương, Tây Tạng và Đài Loan, Trung Quốc coiviệc kiểm soát Biển Đông là một phần của việc duy trì lợi ích cốt lõi của nước này.Cả bốn khu vực được đặc biệt chú trọng,vì nó liên quan mật thiết đến an ninh quốc gia và ổn định chính trị của Trung Quốc.

Còn đối với Mỹ, Biển Đông liên quan chặt chẽ đến lợi ích quốc gia. Là cường quốc số một hế giới, Mỹ không dễ gì để miếng mồi ngon Biển Đông bị Trung Quốc nuốt gọn.Từ thời Tổng thống George H. W. Bush (nhiệm kỳ 1989-1993) đã rất chú trọng việc duy trì hiện diện ở châu Á-Thái Bình Dương. Cho đến hiện tại, Tổng thống Donald Trump khẳng định: Sự hiện diện nêu trên là một phần của chiến lược lớn, chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do, rộng mở.

Như vậy Mỹ và Trung Quốcđang có mâu thuẫn lợi ích rất căng thẳng trong cách tiếp cận vùng biển này. Mâu thuẫn đó ngày càng tăng lên.Từ khi Tổng thống D. Trump lên nắm quyền đã thay đổi rõ rệt quan điểm về vấn đề Biển Đông và Trung Quốc.Các động thái của ông D. Trump cứng rắn hơn, lập trường chống lại Bắc Kinh cũng công khai, thẳng thắn hơn.

Xin nêu một dẫn chứng, thời Tổng thống Barack Obama, hải quân Mỹ chỉ tổ chức một vài cuộc tuần tra nho nhỏ nhằm bảo đảm tự do hàng hải, kèm một thông điệp chung chung là chúng tôi đang thực thi quyền tự do hàng hải của tàu bè nước ngoài trên vùng biển quốc tế. Còn từ năm 2017 đến nay, Mỹ đã tổ chức hơn 10 cuộc tuần tra. Tàu chiến Mỹ không ngán gì khi áp sát tàu chiến Trung Quốc vàcác thực thể mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép, hoặc tôn tạo.

Mỹ và các nước đồng minh cũng tích cực đấu tranh chống tham vọng chủ quyền của Trung Quốc trên phương diện pháp lý. Hàng loạt quốc gia gần như cùng lúc gửi công hàm bác bỏ các yêu sách phi lý của Bắc Kinh lên Liên hợp quốc. Từ tháng 5 đến tháng 7/2020, Washington liên tục đưa ra những tuyên bố xác lập rõ là, không chấp nhận cái gọi là đường chín đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông. Mỹ tuyên bố không bao giờ để kẻ nào âm mưu biến Biển Đông thành đế chế hàng hải.

Phớt lờ phát quyết của Tòa trọng tài Liên hợp quốc từ năm 2016, Trung Quốc ngang nhiên coi luật pháp quốc tế như một bước đệm trên con đường trở thành siêu cường.Bắc Kinh muốn chơi theo luật riêng của họ. Khi càng phát triển, Trung Quốc càng tự cho mình cái quyền vẽ lại luật chơi của những nước khác.

Cây muốn lặng, gió chẳng đừng. Ngày càng có nhiều nước kiêntrì đấu tranh pháp lý với Trung Quốc.Luật pháp quốc tế là công cụ hữu hiệu để bảo đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp quốc gia không bị xâm phạm. Khi các quốc gia hành xử đúng luật thì toàn thế giới sẽ đứng về phía lẽ phải. Điều đó tạo nên sức mạnh to lớn, còn hơn cả những đội quân hùng mạnh. Sử dụng công cụ pháp lý cũng sẽ hạn chế nguy cơ Bắc Kinh lợi dụng sơ hở, xuyên tạc luật pháp quốc tế,thực hiện những yêu sách chủ quyền vô lối.

Trung Quốc từ thượng cổ đến nay luôn luôn tự coi mình là một con hổ. Đã là “chúa sơn lâm” thì chỉ theo luật rừng, chỉ cần thỏa mãn cơn đói. Đó là cơn đói tham vọng chủ quyền ở Biển Đông.

RELATED ARTICLES

Tin mới