Monday, November 25, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnKiểm tỏa TQ, Nhật 'liên thủ' với Mỹ Latin

Kiểm tỏa TQ, Nhật ‘liên thủ’ với Mỹ Latin

Các nước Mỹ Latin và Nhật Bản thường được coi là chỉ kết nối lỏng lẻo, thông qua sự chắp vá của các hiệp định thương mại tự do và quan hệ giao lưu nhân dân.

Nhưng vào mùa hè này, Chile đã hoàn tất một thỏa thuận cho thấy sự hội tụ đáng kể của các lợi ích địa chiến lược giữa Nhật Bản và châu Mỹ. Sau nhiều cân nhắc, Chile đã chọn một tuyến đường dưới biển phục vụ tuyến cáp quang trực tiếp đầu tiên giữa Nam Mỹ và Châu Á – Thái Bình Dương với sự hỗ trợ của Nhật Bản.

Nhật Bản đề xuất làm tuyến cáp dài 13.000 km từ Chile qua Thái Bình Dương cuối cùng kết nối với hệ thống cáp dưới biển hiện có giữa Nhật Bản và châu Đại Dương. Tuyến đường xuyên Thái Bình Dương mới sẽ sử dụng mối liên kết giữa Nhật Bản và Australia vừa đi vào hoạt động vào tháng 7, sau đó mở rộng về phía đông đến New Zealand và sau đó qua Thái Bình Dương đến Nam Mỹ.

Khi chọn con đường do Nhật Bản hậu thuẫn, Chile đã từ chối lời đề nghị cạnh tranh từ gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc Huawei, hãng đã chỉ định Thượng Hải là trạm cuối.

Tập đoàn NEC của Nhật Bản thắng gói đấu thầu đầu tiên của dự án trị giá hàng tỷ đô la và Chile sẽ chấp nhận các gói thầu bổ sung từ các công ty đa quốc gia vào năm tới. Các ứng cử viên có nhiều khả năng đến từ các nhà thầu hàng đầu trong lĩnh vực cáp dưới biển. Alcatel  của Pháp và Subcom ở Mỹ là những đối thủ tiềm năng.

Cáp dưới biển chứa khoảng 95% dữ liệu và thông tin liên lạc quốc tế và được nhiều người coi là cơ sở hạ tầng quan trọng cho mục đích an ninh quốc gia. Do đó, sau khi hoàn thành, tuyến cáp mới sẽ trở thành một liên kết chiến lược quan trọng không chỉ giữa Nhật Bản và Chile, mà giữa châu Á – Thái Bình Dương và châu Mỹ Latin.

Các khía cạnh địa chính trị trong quyết định của Chile cho thấy cách tiếp cận đang phát triển của Nhật Bản đối với Vành đai Thái Bình Dương. Dưới thời cựu Thủ tướng Abe Shinzo, Tokyo đã phát triển một tầm nhìn cho cái mà họ gọi là “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở”, được thiết kế để duy trì một trật tự dựa trên luật lệ trong khu vực và một phần là để chống lại sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc.

 Nền tảng của chiến lược là xây dựng các kết nối đáng tin cậy, cởi mở và minh bạch giữa Nhật Bản và các đối tác ngoại giao, bao gồm cả ở Mỹ Latin.

Quyết định từ chối Trung Quốc không thể dễ dàng đối với Chile. Họ đã tiến hành các nghiên cứu tiền khả thi với Huawei để lựa chọn tuyến đường từ năm 2017, tất cả đều kết thúc ở Thượng Hải. Dự án đã chịu áp lực ngoại giao lớn từ Bắc Kinh.

Tuy nhiên, theo Business Insider, Chile cũng nhận thấy những lo ngại cạnh tranh từ Mỹ và các nước khác – bao gồm cả chuyến thăm của Ngoại trưởng Mike Pompeo vào năm ngoái – rằng việc chấp nhận đề xuất của Huawei sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng về an ninh quốc gia.

Quyết định của Chile lựa chọn thầu Nhật Bản cũng đến vào thời điểm chính quyền Trump đang gây áp lực buộc các đối tác và đồng minh của họ không sử dụng các sản phẩm hoặc công nghệ của Huawei. Tháng trước, Bộ Thương mại Mỹ tiếp tục các biện pháp hạn chế quyền truy cập của Huawei vào công nghệ Mỹ và đưa các chi nhánh của công ty này vào danh sách đen ở các quốc gia ngoài Mỹ, bao gồm Huawei Cloud Chile.

Dự án cáp là minh chứng cho một xu hướng rộng lớn hơn đang diễn ra khi Nhật Bản và các đối tác an ninh tăng cường hợp tác và hiện diện trong khu vực. Và trong khi tầm nhìn Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Nhật Bản là rộng rãi – và dễ hiểu – được coi là tập trung vào Đông Á, thì cách tiếp cận của Tokyo lại toàn diện hơn nhiều.

Khái niệm Indo-Pacific đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây; Mỹ đã triển khai nhiều lần chiến lược “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Tự do và Mở” của riêng mình dưới thời chính quyền Trump, và một loạt các quốc gia và tổ chức đã công bố các cách tiếp cận tương tự, bao gồm Ấn Độ, Úc, Anh, Đức, Pháp và ASEAN.

RELATED ARTICLES

Tin mới