Saturday, January 11, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiĐẩy mâu thuẫn ra bên ngoài - từ Mao đến Tập

Đẩy mâu thuẫn ra bên ngoài – từ Mao đến Tập

Lãnh đạo Trung Quốc từ thời Mao Trạch Đông có truyền thống đen tối là mỗi khi có mâu thuẫn nội bộ thường tìm cách tạo nguy cơ đe dọa từ bên ngoài, vu vạ cho các nước đang tìm cách chống Trung Quốc để đẩy mâu thuẫn ra ngoài Trung Quốc.

Sau khi chính sách kinh tế đại nhảy vọt thất bại, trong đảng có nhiều người oán trách Mao. Mùa hè năm 1966, Mao chủ trì Hội nghị Bộ chính trị đã đưa ra nguy cơ Mỹ và “bè lũ xét lại” ở Liên Xô chống lại Trung Quốc và hô hào chuẩn bị cho chiến tranh thế giới thứ ba. Mao nói: Cách mạng các nước Á- Phi đang sôi sục dâng trào, chính phủ và nhân dân Trung Quốc cần nhiệt tình ủng hộ về tinh thần và vật chất. Đông đảo bạn bè quốc tế coi Trung Quốc là trung tâm của cách mạng thế giới. Đế quốc Mỹ và bè lũ xét lại Liên Xô coi Đảng và nhà nước Trung Quốc là kẻ thù số 1. Cho nên Trung Quốc phải tăng cường chuẩn bị vũ khí, chuẩn bị chiến tranh. Phải đứng vững trong chiến tranh, chiến thắng trong đại chiến thế giới thứ ba, đánh nhau bằng vũ khí hạt nhân. Cho dù phải tan cửa nát nhà, chết mấy chục triệu người. Kết thúc đại chiến thế giới thứ ba, tiêu diệt sạch sành sanh chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa xét lại, giai cấp tư bản.

Trước mắt Trung Quốc chi viện cho nhân dân Việt Nam chống Mỹ, chi viện cho phong trào chống Mỹ của nhân dân Đông Nam Á, bao gồm cả Lào và Campuchia, chi viện cho cách mạng công nông Indonesia, chi viện cho phong trào cách mạng giải phóng giành độc lập, chi viện cho cuộc cách mạng dân tộc của nhân dân các nước Mỹ La tinh, của nhân dân Châu Phi, đưa ngọn lửa chiến tranh ra khỏi đất nước Trung Quốc, đưa đến các nước…

Sau này, qua nhiều tài liệu cho thấy tại cuộc họp ấy, ý kiến của Mao do ông ta tự nghĩ ra và không trao đổi với bất cứ vị tướng lĩnh hoặc lãnh đạo nào trong Bộ chính trị. Nhưng tất cả những người dự cuộc họp đã không ai dám phản đối ý kiến của Mao, thậm chí còn coi đó là một mưu lược lớn cần được quán triệt trong toàn đảng, toàn quân.

Rõ ràng tư tưởng muốn đẩy mâu thẫn ra bên ngoài, muốn Trung Quốc trở thành trung tâm cách mạng của thế giới luôn găm sâu vào đầu các lãnh đạo Trung Quốc.

Tập Cận Bình trong cuộc Hội nghị Bắc Đới Hà năm 2020, cũng đã nhận thấy những bất đồng trong lãnh đạo, có những phản ứng ngầm với các chính sách đối nội và đối ngoại của Tập. Đặc biệt không ít người cho rằng tư tưởng bành trướng, hiếu chiến của Tập trong kinh tế và quân sự đang đẩy Trung Quoóc vào tình thế đối đầu với thế giới. Biết được điều đó nên Tập Cận Bình càng chủ trương đẩy mâu thuẫn ra bên ngoài. Tập cho rằng Mỹ và các nước đang tìm cách ngăn chặn kinh tế Trung Quốc phát triển, thậm chí là muốn Trung Quốc suy thoái. Tập cũng hô hào bảo vệ chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc, thực tế là bảo vệ những khu vực mà Trung Quốc dùng vũ lực để xâm chiếm của các nước khác.

Chính Tập Cận Bình là kẻ đã gây ra các nguy cơ và quay lại đổ lỗi cho các nước. Tập xứng đáng là học trò ưu tú của Mao Trạch Đông về những âm mưu đen tối.

RELATED ARTICLES

Tin mới