Saturday, November 16, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiKịch bản của Bắc Kinh cho “màn mở đầu”

Kịch bản của Bắc Kinh cho “màn mở đầu”

Gần đến ngày bầu cử Tổng thống ở Mỹ, Bắc Kinh lại nổi giận khi Washington liên tục “hà hơi thổi ngạt” cho Đài Loan. Vừa phê duyệt bán xong số lượng vũ khí khủng, Mỹ lại tiếp tục bán 100 hệ thống phòng thủ.

Hôm 26/10, Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng (DSCA) thuộc Lầu Năm Góc thông báo: Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê duyệt hợp đồng bán 100 hệ thống phòng thủ bờ biển Harpoon (HCDS) và trang thiết bị đi kèm cho Đài Loan với giá 2,37 tỷ USD.

Chuyện này xảy ra sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ vừa phê duyệt 3 hợp đồng bán vũ khí cho Đài Loan (tổng giá trị lên tới hơn 1,8 tỷ USD). Còn kế hoạch bán 100 hệ thống phòng thủ Harpoon cho Đài Loan cũng có giá trị khoảng 2,37 tỷ USD.

Theo cơ quan truyền thông Trung Quốc thì Washington bán hàng núi vũ khí cho đối tác đơn giản như bán rau quả ngoài chợ. Điều đó đủ thấy sự ngông nghênh của Mỹ và sự rắn mặt của Đài Loan.

Chuyện “tày trời” này sẽ được thông báo tới Quốc hội Mỹ, nhưng cũng chỉ để làm phép. Quốc hội Mỹ sẽ có 30 ngày để chấp nhận hoặc bác bỏ đề xuất. Nói là “làm phép” bởi vì lưỡng đảng rất ủng hộ việc nâng cao sức mạnh phòng thủ của Đài Loan. Và chỉ chờ Quốc hội gật đầu, Tổng thống Donald Trump sẽ phê cái rẹt.

Bắc Kinh nhận tin này đã vô cùng tức tối. Nhà cầm quyền đã lập tức tuyên bố áp lệnh trừng phạt đối với các công ty của Mỹ tham gia vào “thương vụ bẩn thỉu” này. Trong cuộc họp báo mới nhất, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên yêu cầu Washington ngay lập tức dừng hành động này. Ông tuyên bố: “Trung Quốc sẽ áp lệnh trừng phạt với các công ty Mỹ như Lockheed Martin, Boeing Defense, Space & Security (BDS) và Raytheon, cũng như những cá nhân và công ty có hành vi xấu trong quá trình bán vũ khí cho đảo Đài Loan”. Có điều biện pháp trừng phạt vẫn trong bức màn bí mật.

Bạn đọc còn nhớ, Washington đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Bắc từ năm 1979. Mỹ nói rằng làm việc này để ủng hộ chính sách “Một Trung Quốc”, thế nhưng Mỹ vẫn là đồng minh chủ chốt và đóng vai trò nhà cung cấp vũ khí nước ngoài duy nhất của Đài Loan.

Cũng trong năm 1979, Mỹ thông qua Đạo luật Quan hệ Đài Loan. Đạo luật này quy định rõ các điều khoản về việc Mỹ và Đài Loan có trách nhiệm bảo vệ lẫn nhau. Washington sẽ cung cấp cho Đài Bắc lượng vũ khí và viện trợ quân sự cần thiết để hòn đảo này không bị Đại lục chèn ép.

Đủ thấy, việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan không phải là chuyện mới. Nhưng mỗi khi Mỹ và Đài bắt tay nhau thì Bắc Kinh luôn cảm thấy “đứa con bất trị” muốn chuội ra khỏi vòng tay Đại lục, âm mưu làm phản. Lời lẽ của Trung Nam Hải tuy còn chừng mực, nào là: “can thiệp nghiêm trọng vào công việc nội bộ của Trung Quốc”, nào là: “gây tổn hại đến chủ quyền và lợi ích an ninh của Trung Quốc cũng như hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan”, thế nhưng ẩn giấu bên trong là những biện pháp trừng trị cứng rắn.

Trung Quốc tuyên bố: Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất. Đại lục sẵn sàng dùng vũ lực nếu hòn đảo này phản bội lợi ích quốc gia. Trong những năm qua, nhất là từ thời Tập Cận Bình trở thành lãnh chúa của vương quốc cộng sản độc quyền, Bắc Kinh đã gia tăng áp lực quân sự với Đài Loan. Nổi bật là hành động thường xuyên tổ chức diễn tập quy mô lớn quanh đảo Đài Loan, với vũ khí, khí tài hiện đại nhất.

Đài Loan, hòn đảo tự do mà chưa bao giờ có tự do. Nó được ví như một con người mà thể xác thuộc về Đại lục, còn linh hồn thì không thể nào nắm giữ. Cái “chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc” chả là gì trong đường lối kinh tế của Đài Bắc. Trong lúc ấy, Mỹ luôn đứng bên cạnh, lấy Đài Loan để gây sức ép với Trung Quốc.

Có nghĩa là Đài Loan đã hợp tác rất chặt chẽ với Mỹ về kinh tế, quân sự. Bắc Kinh tức tối là ở chỗ đó. Nhưng “cấm” thì không thể được, khi gã khổng lồ Mỹ đã có Đạo luật ký với Đài Loan. Thành ra Trung Quốc mới nghĩ ra kịch bản cho “màn mở đầu” là trừng phạt các công ty có “hành vi xấu” trong việc tổ chức mua bán vũ khí. Còn kịch bản cho các màn sau thì còn lắng nghe thời tiết chính trị. Ít nhất là chờ cho cái ghế Tổng thống Mỹ sắp tới thuộc về ai.

RELATED ARTICLES

Tin mới