Friday, January 10, 2025
Trang chủNhìn ra thế giớiLiệu doanh nghiệp ngoại có rời TQ

Liệu doanh nghiệp ngoại có rời TQ

Trong những năm gần đây, có nhiều công ty nước ngoài đã tăng tốc rút khỏi Trung Quốc, chẳng hạn như Philips, Samsung, Nokia, Epson, Sony, Seagate, Omron, Citizen.

Ngay cả Dongdian, một nhà sản xuất Trung Quốc cũng đã đóng cửa nhà máy tại nội địa để chuyển dây chuyền sang Việt Nam, Ấn Độ và một số khu vực khác. Kể từ khi căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Trung leo thang, xu hướng tách rời giữa hai cường quốc đã trở nên không thể đảo ngược. Theo khảo sát mới nhất của ngân hàng Standard Chartered, khoảng 70% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã hoặc đang có ý định chuyển dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc, theo Sound of Hope.

Cụ thể, theo kết quả cuộc khảo sát năm 2020 của Tập đoàn Standard Chartered ở Khu vực Vịnh Lớn ở Đại lục, một khu vực gồm Quảng Đông-Hồng Kong-Macau, 43% công ty được khảo sát đang xem xét chuyển dịch năng lực sản xuất ra khỏi đại lục do mối quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc hiện nay, đi kèm một sự chia cắt không thể đảo ngược giữa hai quốc gia trong bối cảnh dịch viêm phổi Vũ Hán. Ngoài ra, gần 25% công ty được khảo sát cũng đang xem xét việc tái chuyển dịch vì nhiều lý do. Như vậy, tổng cộng có gần 70% công ty được khảo sát đang xem xét chuyển năng lực sản xuất ra khỏi đại lục.

Theo quan sát của ngân hàng Standard Chartered, quyết định này chủ yếu nhằm thoát khỏi chiến lược chuỗi cung ứng tập trung quá mức vào một thị trường đơn lẻ trong quá khứ. Dưới tác động của dịch viêm phổi Vũ Hán, thật rất khó để thích ứng với môi trường toàn cầu đang thay đổi chóng mặt từng ngày. Các công ty đang phải xem xét lại bố cục chuỗi cung ứng của mình. Ngoài việc cắt giảm chi phí, cũng cần ngăn chặn cuộc khủng hoảng đứt gãy chuỗi cung ứng tiềm tàng.

Theo khảo sát, Việt Nam hiện là điểm đến phổ biến nhất trong việc tái phân bổ dây chuyền sản xuất, chủ yếu do năng lực sản xuất đa dạng và lợi thế lao động ở nước này.

Trước đó vào ngày 25 tháng 10, Chủ tịch kinh doanh hãng kiểm toán PricewaterhouseCoopers của Mỹ Tim Ryan đã tuyên bố rằng, bất kể kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 là như thế nào, các công ty Mỹ vẫn sẽ tiếp tục chuyển dịch chuỗi cung ứng của họ ra khỏi Trung Quốc đại lục.    Và vì thế , các nước Đông Nam Á, Mexico và Hoa Kỳ sẽ được hưởng lợi từ điều này.

PricewaterhouseCoopers đã phỏng vấn 578 giám đốc điều hành công ty Mỹ và phát hiện ra rằng trong cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ, việc các công ty Hoa Kỳ rút chuỗi cung ứng khỏi đại lục đã trở thành tâm điểm của giới kinh doanh; đặc biệt sau khi dịch bệnh bùng phát, tầm quan trọng của vấn đề rủi ro chuỗi cung ứng lại chỉ tăng không giảm, thậm chí lại còn thăng cấp lên rất cao.

Ngay từ năm 2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã yêu cầu các công ty Mỹ “ngay lập tức bắt đầu tìm kiếm các giải pháp thay thế cho Trung Quốc” và sau khi dịch bệnh bùng phát, ông một lần nữa kêu gọi “chúng ta cần mang ngành sản xuất trở lại Hoa Kỳ”.

Các cấp chính phủ của Nhật Bản, Đài Loan, Đức và Úc cũng đi theo Hoa Kỳ và đã công khai kêu gọi các công ty trong nước tìm kiếm cơ hội bên ngoài thị trường Trung Quốc.

Stanley Black & Decker đóng cửa nhà máy Thâm Quyến

Hôm thứ Tư (28/10), một thông báo về việc giải thể công ty TNHH sản xuất Stanley Black & Decker (Thâm Quyến) đã lan truyền trên nền tảng WeChat, thêm một ví dụ mới về việc dòng vốn nước ngoài rút khỏi Trung Quốc.

Stanley Black & Decker Shenzhen là một công ty sản xuất hàng công nghiệp nằm trong danh sách Fortune 500 của Hoa Kỳ, hoàn toàn thuộc sở hữu Hoa Kỳ đầu tư vào Thâm Quyến, Trung Quốc.

Ngày 12/9, kỷ niệm 40 năm thành lập đặc khu kinh tế Thâm Quyến, Stanley Black & Decker, với tư cách là một doanh nghiệp tiêu chuẩn ở Thâm Quyến, đã nhận được một báo cáo chuyên đề “Tiêu điểm mới của Quảng Đông” của Kênh Khoa học và Giáo dục Kinh tế Quảng Đông.

Ngay từ năm 1995, trụ sở chính của Black & Decker đã đi đầu trong việc thành lập cơ sở sản xuất Châu Á tại khu công nghiệp Tô Châu, Trung Quốc – Singapore. Cùng năm, Black & Decker cùng với Chiaphua Industries Limited Hồng Kông hợp vốn thành lập công ty liên doanh tại Sa Tỉnh, Thâm Quyến, Trung Quốc.

Trong 15 năm đầu tiên gia nhập vào thị trường Trung Quốc, Stanley Black & Decker đã liên tục đầu tư, sáp nhập và mua lại. Công ty đã thành lập các cơ sở sản xuất, trung tâm mua sắm và cơ sở R&D quy mô lớn ở Thâm Quyến, Tô Châu, Thượng Hải, Thanh Đảo và những nơi khác với hơn 10 nhà máy và hơn 20 công ty.

Năm 2007, nhà máy giai đoạn 1 của Công ty TNHH sản xuất Black & Decker (Tô Châu) được đưa vào sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất ngày càng mở rộng cho các sản phẩm tiêu dùng gia đình. Trong năm nay, Black & Decker đã sản xuất hơn 15 triệu sản phẩm tại Tô Châu và giá trị sản lượng hàng năm vượt quá 400 triệu đô la Mỹ.

Cũng trong năm đó, nhà máy liên doanh Chiaphua Industries Limited và Black & Decker ở Sa Tỉnh, Thâm Quyến được trang bị 71 dây chuyền lắp ráp, với sản lượng hàng năm là 15 triệu bộ dụng cụ điện và 8 triệu bộ phụ kiện, với giá trị xuất khẩu hàng năm là 200 triệu đô la Mỹ, đứng thứ 35 trong số các công ty xuất khẩu của Thâm Quyến.

Tuy nhiên, giống như nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc, với sự ra đời luật lao động mới của Trung Quốc, Stanley Black & Decker đột nhiên phát hiện ra rằng, môi trường kinh doanh trước đây đã biến mất không còn dấu tích.

Trong mắt những công nhân lớn tuổi, Black & Decker là một nhà máy tốt có danh tiếng, lương cao, đãi ngộ tốt. Đối với người lao động bình thường mà nói, việc ‘cơm – áo – gạo – tiền’ mưu sinh được trôi chảy là niềm mơ ước của họ.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với phúc lợi đãi ngộ tốt như các doanh nghiệp do Mỹ đầu tư thì nhân viên đình công và gây phiền hà, dẫn đến hiện tượng tiền xấu trục xuất tiền tốt trong ngành sản xuất của Trung Quốc vô cùng phổ biến.

RELATED ARTICLES

Tin mới