Friday, January 10, 2025
Trang chủThâm cung bí sửNỗi lo lớn của ông Tập

Nỗi lo lớn của ông Tập

Phiên họp toàn thể lần thứ năm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khóa 19 đã bế mạc vào ngày 29/10, và thông cáo chung của nó tiết lộ “tâm bệnh” lớn nhất của Tập Cận Bình, theo Aboluowang.

Hội chợ Triển lãm Nhập khẩu Quốc tế Trung Quốc lần thứ ba sắp khai mạc nhưng quang cảnh sẽ đặc biệt vắng vẻ. Lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình chỉ có bài phát biểu qua video, và không có chức sắc nước ngoài nào tham dự.

Tín dụng chính phủ phá sản

Cơn sóng vỡ nợ vào tuần trước của doanh nghiệp quốc doanh Liêu Ninh Hoa Thần, với tài sản gần 200 tỷ nhân dân tệ, chưa thể lắng xuống, thì công ty năng lượng Thành Đậu (Shengjing Energy), một công ty con của Tập đoàn Đầu tư Đô thị do chính quyền thành phố Thẩm Dương hậu thuẫn, đã phá sản, vỡ nợ với hai khoản nợ tổng cộng 500 triệu nhân dân tệ. Trái phiếu Liêu Ninh đã chết. Một số đại lý giao dịch trái phiếu ngân hàng cũng cho rằng trái phiếu của ba tỉnh phía Đông “về cơ bản là nên huỷ rồi”.

Trung Quốc không gì không dám làm giả (Trung Quốc tạo giả vô kỳ bất hữu!) là một câu nói đã trở nên quen thuộc. Các nhà phát triển Hoa lục vì xúc tiến tiêu thụ mà thường xuyên hư cấu các phương tiện hỗ trợ, tàu điện ngầm giả, bệnh viện giả và trường học giả không ngừng xuất hiện. Lý do là sự thông đồng giữa các quan chức và doanh nhân.

Theo thông tin mới nhất, hai doanh nghiệp trung ương của Trung Quốc đã bị Ngân hàng Thế giới chế tài vì làm giả và gian lận.

Cơn sóng vỡ nợ của doanh nghiệp nhà nước Liêu Ninh Hoa Thần với tài sản gần 200 tỷ nhân dân tệ tuần qua chưa lắng xuống, thì nay lại có thông tin cho rằng Shengjing Energy, công ty con của Liêu Ninh SASAC, đã “vỡ nợ kỹ thuật” đối với hai trái phiếu với tổng quy mô 500 triệu NDT.

Trái phiếu “18 Shen Public PPN001” được phát hành với số tiền là 80 triệu NDT, đã hết hạn sớm vào ngày 23/10 và đã dừng tính lãi, đến thời hạn cuối cùng, đơn vị phát hành không trả được nợ gốc và lãi đầy đủ đúng hạn.

Công ty TNHH Tập đoàn Phát triển Năng lượng Thành Đậu Thẩm Dương (Shengjing Energy) đã nhận được phán quyết phá sản từ Tòa án Trung cấp Thẩm Dương vào ngày 23/10/2020. Theo Điều 46 của Luật Phá sản, các khiếu nại chưa hết hạn sẽ được xử lý khi đơn xin phá sản được chấp nhận. Khi được coi là đến hạn, yêu cầu trả lãi không được cộng dồn lãi kể từ ngày nộp đơn phá sản.

Ngoài trái phiếu “18 Shen Public PPN001”, Shengjing Energy còn có một “17 Shen Public PPN001” trị giá 420 triệu, cũng đáo hạn sớm do thụ lý đơn xin phá sản.

Một người dân địa phương quen sự việc cho biết: “Sự việc ảnh hưởng rất lớn đến việc phát hành nợ của địa phương. Nó tương tự như sự cố Đông Đặc Cương năm đó, tính chất ác liệt, trực tiếp phá sản. Phương hướng này về cơ bản đã định rồi, và chính quyền địa phương không thể cứu trợ”.

Theo thông tin công khai, Shengjing Energy được thành lập vào năm 2011 và chịu trách nhiệm kinh doanh hệ thống sưởi ở Thẩm Dương, chủ yếu bao gồm sản xuất và kinh doanh nhiệt lực, cho thuê, bán than và vận chuyển hậu cần.

Vào tháng 8/2017, chủ đầu tư của Shengjing Energy được điều chỉnh từ Shenyang SASAC thành Shenyang Urban Construction Investment Group (Tập đoàn đầu tư xây dựng đô thị Shenyang), nhưng người kiểm soát thực tế vẫn là Shenyang SASAC.

Một nguồn tin từ bộ phận quản lý tài sản của một công ty môi giới lớn nhận xét: “Doanh nghiệp này (Shengjing Energy) đột nhiên phá sản vào thời điểm không thích hợp, càng làm tăng thêm tác động của vụ vỡ nợ của Hoa Thần”.

Một nhà kinh doanh trái phiếu ngân hàng cũng nói rằng trái phiếu ở ba tỉnh phía Đông “về cơ bản nên được bãi bỏ, và giờ đây chiến lược phân bổ của mọi người đang chìm trong các khu vực phát triển”.

Lệnh về hạn ngạch sản xuất đất hiếm của ĐCSTQ tự làm hại chính mình

Năng lực sản xuất thiết bị bị lãng phí, phải nhập khẩu khẩn cấp đất hiếm từ Hoa Kỳ và Myanmar. Các đơn đặt hàng 5G đã thay đổi đáng kể! Huawei đã sụp đổ.

Tờ “Tin tức công nghệ” của Đài Loan dẫn báo “Thời báo tài chính” của Anh ngày 29/10 trả lời phỏng vấn một giám sát viên giấu tên của nhà sản xuất đất hiếm lớn nhất Trung Quốc North Rare Earth cho biết, hạn ngạch sản xuất của chính phủ không chỉ làm tổn hại đến tài chính của công ty mà còn làm giảm sự ổn định của nguồn cung, gây áp lực lên người dùng cuối (Trung Quốc).

Một báo cáo do Phòng Thương mại Bao Đầu trực thuộc Nội Mông đưa ra năm ngoái cho thấy, nhà máy sản xuất nam châm địa phương có hiệu suất sử dụng chưa đầy 50% do thiếu đất hiếm. Điều này đã khiến nhiều công ty Trung Quốc phải mua đất hiếm từ Mountain Pass Materials, một công ty khai thác đất hiếm của Mỹ và các nhà cung cấp của Myanmar, chiếm 38% và 30% nhập khẩu đất hiếm của Trung Quốc vào năm ngoái.

Năm ngoái, hơn 60% đất hiếm trên thế giới được sản xuất ở Trung Quốc, và Hoa Kỳ là nhà sản xuất lớn thứ hai, chiếm 12%. Tuy nhiên, dữ liệu chính thức cho thấy nhập khẩu đất hiếm của Trung Quốc trong nửa đầu năm nay đã tăng 74% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bức màn của Phiên họp toàn thể lần thứ 5 được vén lên

Điều ông Tập Cận Bình lo lắng nhất về khả năng công nghệ không thể vượt qua vòng vây của Mỹ.

Phiên họp toàn thể lần thứ năm của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ khóa 19 đã bế mạc vào thứ Năm (29/10). Thông cáo chung công bố kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm tới và các mục tiêu dài hạn tới năm 2035. Đúng như dự đoán của thế giới bên ngoài, “Tự lực tự cường về khoa học và công nghệ” đã trở thành một chính sách chiến lược quan trọng của cơ quan quyền lực cao nhất của ĐCSTQ trong tương lai.

Khi nói về mục tiêu dài hạn đến năm 2035, thông cáo của hội nghị đề cập rằng, những đột phá lớn trong các công nghệ cốt lõi quan trọng đã giúp Trung Quốc “đi đầu trong các quốc gia đổi mới”.

Thông cáo chung gọi tình hình hiện tại của ĐCSTQ là “một sự thay đổi lớn chưa từng thấy trong một thế kỷ”. Mặc dù ĐCSTQ phải đối mặt với những thách thức toàn diện dưới “cục diện biến đổi”, điều đau đầu nhất đối với ĐCSTQ là sự đàn áp bởi Hoa Kỳ và gần như toàn bộ thế giới phương Tây đối với việc triển khai khoa học và công nghệ của ĐCSTQ.

Công ty công nghệ hàng đầu của Trung Quốc Huawei bị hầu hết các nước phương Tây loại khỏi lĩnh vực xây dựng mạng 5G. Hoa Kỳ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các công ty lớn như Huawei, ZTE, Tencent và SMIC, đồng thời ngừng cung cấp chip cho họ cũng như tất cả các sản phẩm và dịch vụ khác có chứa công nghệ tiên tiến của Mỹ. Điều này đã gây ra tình trạng “khủng hoảng chip” và “nghẹn cổ về khoa học và công nghệ” trong các công ty Trung Quốc.

Hiện Trung Quốc đã khởi động chiến dịch phát triển chip trên toàn quốc, với hàng nghìn tỷ nhân dân tệ được đầu tư và hàng nghìn công ty nghiên cứu và phát triển chip được thành lập. Tuy nhiên, các chuyên gia trong ngành chip nói chung cho rằng, sản xuất chip phản ánh sức mạnh toàn diện về khoa học và công nghệ của một quốc gia, đòi hỏi trình độ khoa học và công nghệ hàng đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực, và không thể đạt được đột phá chỉ bằng cách chi nhiều tiền.

Không có chức sắc nước ngoài nào tham dự, Tập Cận Bình chỉ có bài phát biểu video

Lễ khai mạc Hội chợ Nhập khẩu Quốc tế Trung Quốc (CIIE) lần thứ 3 và Diễn đàn Kinh tế Quốc tế Hồng Kiều sẽ được tổ chức tại Thượng Hải vào ngày 4/11 và kéo dài từ ngày 5 đến 10/11. Theo tin tức được công bố trên trang web chính thức của CIIE, trong hai kỳ CIIE trước, ông Tập Cận Bình đã tham dự và phát biểu tại lễ khai mạc vào ngày 5/11. Năm nay, ông sẽ có bài phát biểu qua video vào ngày 4. Hãng thông tấn trung ương của Đài Loan đưa tin rằng do ảnh hưởng của dịch bệnh, không có nguyên thủ quốc gia nước ngoài hoặc các quan chức quan trọng tham dự CIIE năm nay.

RELATED ARTICLES

Tin mới