Friday, December 27, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiChiến lược của Trump khiến TQ phải thay đổi

Chiến lược của Trump khiến TQ phải thay đổi

Không chỉ khó thực hiện được mục tiêu của chiến lược “Made in China 2025” mà còn phải thay đổi các kế hoạch kinh tế của mình

Trung Quốc vừa hé lộ một phần công bố kế hoạch phát triển 5 năm đến năm 2025. Một phần kế hoạch này đã được truyền thông nước này hé lộ, được xây dựng trong bối cảnh căng thẳng với Mỹ gia tăng cùng nền kinh tế toàn cầu suy kiệt vì đại dịch COVID-19, giới chức Bắc Kinh qua hai tài liệu này sẽ vạch ra con đường phát triển, đặt trọng tâm vào nguồn lực và tiêu dùng nội địa để bảo đảm tăng trưởng kinh tế.

Kế hoạch này được cho sẽ tập trung vào các lĩnh vực đổi mới, cải tiến công nghệ, tiêu dùng, kiểm soát ô nhiễm kết hợp với đẩy mạnh cam kết tiếp tục mở cửa nền kinh tế cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Khác với bản kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm giai đoạn 2016-2020 vốn đề ra mục tiêu tăng trưởng “trung bình tới cao” nhằm xây dựng một “xã hội khá giả hài hòa”, lấy cải cách nguồn cung làm điểm đột phá, lần này, Trung Quốc được cho là tập trung vào chất lượng tăng trưởng hơn là tốc độ tăng trưởng, thậm chí có thể từ không cần đề ra chỉ tiêu, con số cụ thể về tăng trưởng GDP.

Trung Quốc cũng có kế hoạch vạch ra mục tiêu về đột phá về công nghệ, giúp đưa nước này trở thành quốc gia giàu nhân tài, làm tiền đề về đổi mới, sáng tạo trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị được dự báo tiếp tục gia tăng.

Chiến lược 5 năm đề cập đến hàng loạt các vấn đề mới, bối cảnh mới, có phần sẽ ảnh hưởng đến chiến lược phát triển của nước này mang tên “Made in China 2025” với tham vọng đạt được sự tự lực của Bắc Kinh trong nhiều lĩnh vực công nghệ quan trọng, bao gồm chất bán dẫn, IC và đi-ốt phát quang (LED).

Ở ví dụ cụ thể, theo đánh giá của IC Insights, sự kết hợp giữa cơ sở hạ tầng sản xuất chip chưa phát triển và tình trạng khó khăn trong việc tìm nguồn cung ứng thay thế thiết bị sản xuất chip của Mỹ sẽ khiến Trung Quốc không thể tự túc về IC trong khoảng từ 5 đến 10 năm tới.

Tâm lý hạn chế Trung Quốc tiếp cận các công nghệ chiến lược đang gia tăng từ Mỹ cho đến Australia. Lập trường cứng rắn của Tổng thống Donald Trump với Trung Quốc hiện được lưỡng đảng ủng hộ và Bắc Kinh lo ngại ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden có thể khiến lập trường này mạnh mẽ hơn nữa bởi có thể tập hợp sự ủng hộ từ đồng minh. Đó là điều có thể ngăn bước thực hiện dự án phát triển ngành công nghiệp bán dẫn như ông Tập đã kỳ vọng.

Tổng thống Trump đã ký thỏa thuận thương mại với Trung Quốc giai đoạn một vào đầu năm nay. Trong đó đã nêu rõ các nội dung chính nhằm thẳng vào sức ép với Trung Quốc: Dừng trợ cấp của chính phủ cho các ngành công nghiệp liên quan đến kế hoạch “Made in China 2025” và Tăng cường bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ để ngăn chặn hành vi chuyển giao công nghệ Mỹ cưỡng ép.

Ông Trump cũng yêu cầu Trung Quốc phải đảm bảo nhà đầu tư và doanh nghiệp Mỹ được đối xử và tiếp cận thị trường tỉ dân; Giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan mà Trung Quốc áp cho hàng hóa Mỹ; Thiết lập cơ chế thực thi để hai bên tuân thủ và xử lí tranh chấp thương mại trong tương lai.

Chen Zhiwu, Giám đốc Viện châu Á Toàn cầu tại Đại học Hồng Kông (Trung Quốc) cho biết, sức ép đến từ Mỹ và chính quyền của ông Donald Trump trong lĩnh vực công nghệ sẽ khiến Trung Quốc phải điều chỉnh chính sách của họ. Vị này cho rằng, kế hoạch mới của Trung Quốc “sẽ ít cụ thể hơn”.

“Kế hoạch mới của Trung Quốc sẽ ít cụ thể hơn, bởi ‘Made in China 2025’ đã mang đến nhiều rắc rối cho Bắc Kinh. Tôi dự đoán họ tập trung vào các hướng dẫn chung, tránh xa cụ thể hóa” – Giáo sư Chen Zhiwu bình luận.

RELATED ARTICLES

Tin mới