Friday, November 15, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiVới TQ, Tổng thống nào của Mỹ cũng sẽ cứng rắn!

Với TQ, Tổng thống nào của Mỹ cũng sẽ cứng rắn!

Sau khi ông Joe Biden đắc cử Tổng thống Mỹ, mối quan tâm hàng đầu của Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, là thái độ của Tổng thống mới thuộc phe Dân chủ sẽ ra sao? Câu trả lời chung nhất là: không chỉ có Donald Trump, Tổng thống nào của Mỹ cũng sẽ có thái độ cứng rắn với Trung Quốc.

Theo ông Murray Hiebert, chuyên gia cao cấp về Đông Nam Á tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS),  chính sách của ông Biden đối với Trung Quốc sẽ tương tự như Tổng thống Donald Trump. Vì sao ư? Một lí do xuất phát từ lợi ích của nước Mỹ, chính sách của Washington đối với Bắc Kinh hiện tại đều được sự ủng hộ rộng rãi của cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ.

Hãng tin Reuters của Anh, ngày 8/11, nhận định, ông Joe Biden chưa chính thức ngồi vào ghế Tổng thống, chưa xây dựng chiến lược cụ thể về Trung Quốc. Tuy nhiên, mọi tuyên bố trước cử tri và các dấu hiệu cho thấy, ông sẽ tiếp tục thái độ không khoan nhượng với Bắc Kinh, nhất là trước những âm mưu và hành động bành trướng của Trung Quốc, hòng độc chiếm Biển Đông.

Điều này có thể thấy không phải vào lúc này mà nhìn lại bốn năm về trước, trước khi ông Donald Trump lên nắm quyền, chính quyền đảng Dân chủ dưới nhiệm kỳ cựu Tổng thống Barack Obama và cựu Phó Tổng thống Joe Biden, cũng đã có thái độ cứng rắn đối với Trung Quốc.

Có điều trong lúc tranh cử, để xoa dịu Trung Quốc, ông Biden thừa khôn ngoan để “giả chết bắt quạ”. Ông này luôn nêu vấn đề các quốc gia cần đẩy mạnh “cạnh tranh chiến lược” thay vì tình trạng đối đầu trực tiếp.

Nói năng có vẻ ôn hòa, nhưng thử hỏi, nếu tình hình Biển Đông tiếp tục căng thẳng, Trung Quốc tiếp tục có những hành động phi pháp, ngăn cản Mỹ thực hiện tụ do hàng hải, liệu Biden có “ôn hòa” thế không? Chắc chắn là không. Có khi ông ta còn đi xa hơn cả người tiền nhiệm Donald Trump. Có điều các chính sách về Trung Quốc của chính quyền Biden sẽ mang tính chiến lược và dễ phán đoán hơn.

Đầu năm 2020, vào thời điểm đại dịch Covid-19 như một cơn bão lớn bùng phát từ Vũ Hán, Trung Quốc, ông Trump đã không ngần ngại gọi đó là virus Vũ Hán. Trung Quốc phải chịu trách nhiệm trước thế giới về tội ác này. Khi đó ông Biden cũng thẳng thắn tuyên bố “Mỹ thật  sự cần có thái độ cứng rắn đối với Trung Quốc”. Rõ ràng Trump-Biden là một, vì mục tiêu “nước Mỹ trên hết”.

Ở Mỹ, mặc dù là chế độ đa đảng, nhưng chỉ có hai đảng “Con voi” và “Con lừa” thay nhau nắm quyền. Dù đảng nào lên nắm quyền cũng sẽ không có sự thay đổi lớn trong quan hệ Trung-Mỹ. Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ đánh giá như thế nào về Trung Quốc thì không có gì phải bàn cãi nữa. Không thể dễ dàng để Trung Quốc lên ngôi bá chủ thế giới, với “giấc mơ Trung Hoa”. Có điều hai đảng này sẽ triển khai chính sách đối nội, đối ngoại theo những cách thức khác nhau. Đó là một lẽ đương nhiên.

Chính vì vậy, sự chuyển giao nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ là cơ hội để điều chỉnh chiến lược quan hệ Trung-Mỹ. Dù sao thì một cơ hội mới đang được mở ra. Cả Trung Quốc và Mỹ đều phải  tính đến con đường hợp tác, mở cửa để thúc đẩy cải cách, đưa đất nước phát triển.

Trước sự thắng lợi của Biden, ở Trung Quốc đang có những luồng ý kiến khác nhau. Phần lớn cho rằng, từ nay sẽ “thoát” sự kiềm tỏa của Donald Trump -con diều hâu số một của Đảng Cộng Hòa. Thế nhưng những ý kiến thận trọng thì cho rằng, chớ vội mừng. Ngày 8/11, Thời báo Hoàn Cầu  đã cảnh báo: Đừng ảo tưởng.

Theo báo này, những cuộc xung đột cường độ cao do chính quyền Tổng thống Trump phát động, bao gồm cả chiến tranh thương mại, đã thiết lập lại môi trường chung của quan hệ Trung-Mỹ. Những xung đột ấy cũng đã làm thay đổi toàn bộ tư duy nhằm vào Trung Quốc của giới tinh hoa Mỹ. Do đó khi trở thành Tổng thống Mỹ, ông Biden sẽ đứng về phía tinh hoa, đứng về lợi ích Mỹ. Biden sẽ tiếp quản cục diện mới trong quan hệ Trung Quốc- Hoa Kỳ. Mới không có nghĩa là… mềm!

Tờ Hoàn Cầu viết: “Chính quyền Tổng thống Trump đã sử dụng quá mức các chính sách cứng rắn đối với Trung Quốc. Gần như tất cả các quân bài tốt nhất của họ đều bị ném lên bàn, điều này đã làm giảm đáng kể nguồn lực để chính quyền ông Biden thực hiện một chính sách “cứng rắn hơn” đối với Trung Quốc. Cho đến nay, quan hệ Trung – Mỹ vốn rất bất bình thường, căng thẳng giữa hai bên rất không phù hợp với lợi ích thực tế của hai nước. Trong những năm qua, Washington thực sự coi Trung Quốc là “kẻ thù”, còn Trung Quốc và Mỹ quả thực không phải là quan hệ thù địch. Hai nước tồn tại cạnh tranh gay gắt nhưng sự dung hợp lợi ích song phương rộng rãi mới là sự thật”.

Còn điều này nữa, nếu Washington tiếp tục áp dụng liên minh ban đầu vào mối quan hệ với Trung Quốc, thì sẽ chịu sự ràng buộc từ các nước đồng minh. Những đồng minh này của Mỹ có nhiều lợi ích kinh tế và thương mại với Trung Quốc. Như vậy họ khó có thể sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc để củng cố quan hệ đồng minh với Mỹ. Vì vậy phải là một quá trình tạo sự cân bằng nhất định.

Vậy là đã rõ, dù là người kế nhiệm, dù từng là đối thủ của Donald Trump, song bánh tàu Biden đã đặt lên đường ray Trump-đường ray Mỹ. Con tàu Mỹ chỉ có một đường ray là bá chủ thế giới, không muốn để quốc gia nào trèo lên đầu. Hãy chờ xem hành động mới nhất của vị Tân Tổng thống sắp bước vào tuổi 80 này.

RELATED ARTICLES

Tin mới