Monday, November 18, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiBiển Đông và cuộc chiến nóng bỏng Mỹ-TQ

Biển Đông và cuộc chiến nóng bỏng Mỹ-TQ

Hậu bầu cử ở Mỹ vẫn như một đám khói mù mịt. Tổng thống đương nhiệm Donald Trump vẫn chưa chịu chấp nhận thua cuộc và tiếp tục cuộc chiến pháp lý. Còn Joe Biden cảnh báo “người dân có thể chết” nếu chính quyền tổng thống sắp tới của ông tiếp tục bị Donald Trump cản trở.

Cả thế giới đang chăm chú quan sát, theo dõi mọi biến động ở Mỹ. Trong đó, Trung Quốc có lẽ là quốc gia quan tâm nhiều nhất. Mặc dù Bắc Kinh nhận rõ một điều, đối với Trung Quốc, ai làm Tổng thống thì cũng rất khó điều chỉnh mâu thuẫn lợi ích giữa hai “con hổ” đã tồn tại dai dẳng suốt mấy chục năm nay.

Thế giới ngày nay đang sống trong một giai đoạn có quá nhiều bất ổn. Những diễn biến không ngờ trong đời sống kinh tế, xã hội có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, khó lường trước. Không chỉ ở khu vực châu Á, châu Phi, ngay cả châu Âu, một châu lục già phát triển kinh tế từ rất sớm, rất nhanh chóng, cũng xuất hiện những cuộc khủng hoảng về kinh tế, chính trị.

Cuộc cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung không còn là sự “so găng” giữa hai quốc gia, hai thể chế chính trị mà thật sự là cuộc chiến toàn cầu. Nó lan sang nhiều lĩnh vực, không dừng lại ở tài chính, kinh tế, chính trị mà lan sang nhiều lĩnh vực khác như khoa học công nghệ, y tế… Vấn đề này dẫn tới nguy cơ kéo theo các nước khác, tác động tiêu cực đến trật tự thế giới.

Cạnhtranh Mỹ-Trung không chỉ ở những mối đe dọa an ninh truyền thống. Các vấn đề phi truyền thống như biến đổi khí hậu cũng không thể xem nhẹ, bởi sự tàn phá dữ dội của thiên nhiênkhông kém gì bất kỳ cuộc chiến tranh nào. Trong bối cảnh tình hình quốc tế vô cùng phức tạp, khó lường như vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi Biển Đông trở thành một điểm nóng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, nhất là từ khi Tổng thống Trump nắm quyền cách đây bốn năm.

Là một cường quốc mới trỗi dậy với tiềm lực quân sự, kinh tế phát triển mạnh mẽ, Trung Quốc coi Biển Đông là nơi thể hiện sức mạnh. Âm mưu độc chiếm Biển Đông là tínhtoán căn cơ nhất của Trung Nam Hải trong việc xác lập vị trí củaTrung Quốc trên bản đồ chính trị thế giới. Từ tính toán “đại cục” này, Bắc Kinh khẳng định: kiểm soát Biển Đông là một phần của việc duy trì lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, giống như việc nắm gáy được các khu vực Tân Cương, Tây Tạng và Đài Loan.

Còn đối với Mỹ, nếu chính thức trở thành Tổng thống vào năm 2021, Joe Biden chắc chắn vẫn phải lựa chọn con đường vì sự phát triển của quốc gia dân tộc, không thể để Trung Quốc giữ ngôi đầu thế giới. Ta hãy nhìn lại lịch sử nước Mỹ trong mấy thập niên gần đây. Thời Tổng thống George H. W. Bush, nhiệm kỳ 1989-1993, đã quan tâm hàng đầu việc duy trì sự hiện diện ở châu Á-Thái Bình Dương. G.Bush xác định, duy trì an ninh, ổn định ở Biển Đông là lợi ích hàng đầu của quốc gia.

Nhận thức này ngày càng phát triển trong thời Tổng thống Donald Trump. Biển Đông trở thành một phần của chiến lược lớn hơn là Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương tự do, rộng mở.

Như vậy giữa Mỹ và Trung Quốc đã có một hố sâu ngăn cách lợi ích rất lớn. Mâu thuẫn ấy thể hiện trong cách tiếp cận Biển Đông. Mâu thuẫn ấyngày càng tănglêntheo thời gian. Từ khi Donald Trump làm Tổng thống đã thay đổi rõ rệt quan điểm của mình về vấn đề Biển Đông và Trung Quốc, với những động thái cứng rắn hơn, lập trường công khai hơn.

Điểm mới hiện nay khiến Bắc Kinh hết sức lúng túng là, trên phương diện pháp lý, hàng loạt quốc gia, trong đó có Mỹ, đã gửi công hàm bác bỏ các yêu sách phi lý của Bắc Kinh lên Liên hợp quốc. Từ tháng 5 đến tháng 7-2020, Mỹ liên tục đưa ra những tuyên bố không chấp nhận cái gọi là “đường chín đoạn” của Trung Quốc ở Biển Đông.Washington cảnh báo Bắc Kinh không được phép biến Biển Đông thành đế chế hàng hải của mình.

Khi hàng loạt nước, trong đó có những nước tưởng như không liên quan gì tới Biển Đông,lựa chọn đấu tranh pháp lý với Trung Quốc là một tín hiệu tốt, phù hợp với tình hình thế giới hiện nay. Đấu tranh pháp lí thay vì sự xuất hiện dày đặc của các loại tàu chiến, tàu sân bay hiện đại trên biển là con đường văn minh nhất, đỡ hao tổn xương máu và tiền của. Việc tận dụng công cụ pháp lý cũng hạn chế nguy cơ Trung Quốc lợi dụng sơ hở, xuyên tạc luật pháp quốc tế để thực hiện những yêu sách chủ quyền phi lý.

Biến cái phi lý thành cái có lý là trò ma quỷ của nhà cầm quyền Bắc Kinh xưa nay. Họ xem luật pháp quốc tế như là một bước đệm trên con đường trở thành siêu cường. Họ sẵn sàng vứt bỏ một khi luật pháp ấy không còn có giá trị để lợi dụng.

Như vậy, dù ai làm Tổng thống Mỹ trong nhiệm kỳ tới thì cũng phải tìm cách chống lại những âm mưu, quỷ kế của Trung Quốc.Mặc dùnếu Biden ngồi vào ghế ông chủ Nhà trắng, căng thẳng ở eo biển Đài Loan có thể sẽ được giảm bớt, bởi Bidensẽ không coi Đài Loan là một quân cờ lớn như Trump đã từng làm.

Nhưng không vì thế mà Bidden nhượng bộ. Thái độ cứng rắn của Mỹ với Trung Quốc ít nhất sẽ gây cản trở cho sự bành trướng ở Biển Đông. Việt Nam, Philippines, Indonesia… và các nước khác trong khu vực hãy tận dụng ảnh hưởng từ cuộc chiến giữa hai cường quốc để bảo vệ mình trước hết và đối phó với những tình huống bất ngờ trên Biển Đông.

RELATED ARTICLES

Tin mới