Monday, September 16, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiÚc và đồng minh hóa giải “nước cờ” của TQ

Úc và đồng minh hóa giải “nước cờ” của TQ

Thái độ của Úc đối với Trung Quốc ngày càng thể hiện rõ, kịch liệt lên án những hành động phi pháp của Bắc Kinh ở Biển Đông. Canberra tuyên bố: Cho dù Bắc Kinh có áp dụng biện pháp trừng phạt kinh tế nặng nề, Úc vẫn kiên trì, kiên quyết đứng về phía lẽ phải.

Từ tháng 4/2020 đến nay, Úc đã có nhiều bước đi thể hiện rõ lập trường của mình. Cụ thể là trên thực địa, Úc đã đưa tàu chiến HMAS Parramatta tham gia tập trận chung với tàu chiến Mỹ trên Biển Đông hồi. Tiếp đó, trong tháng 7, có tới 5 tàu chiến của Úc (HMAS Canberra, HMAS Hobart, HMAS Stuart, HMAS Arunta và HMAS Sirius) lần lượt đi qua khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Cần lưu ý, các tàu chiến này tham gia tập trận chung với tàu chiến Nhật Bản và Mỹ tại vùng biển Philippines từ ngày 19 đến 23/7.

Đây cũng là lần đầu tiên Hải quân ba nước phối hợp tại khu vực Biển Đông. Các lực lượng đã cùng nhau tiến hành các hoạt động tiếp nhiên liệu trên biển, tác chiến trên không, thao diễn trên biển và liên lạc trên biển. 

Hành động của Canberra đã khiến nhà cầm quyền Trung Nam Hải nóng mặt, quyết trừng trị bằng các ngón đòn kinh tế. Đỉnh điểm là hôm 27/11 vừa qua, Trung Quốc bất ngờ thông báo sẽ áp thuế chống bán phá giá lên các loại rượu vang nhập khẩu từ Úc.

Theo đó, ngay ngày hôm sau, 28/11, Bộ Thương mại Trung Quốc sẽ bắt đầu áp mức thuế chống bán phá giá tạm thời từ 107,1% đến 212,1% đối với các loại rượu vang nhập từ Úc. Lý do Bộ Thương mại Trung Quốc nêu ra là, Bộ này nhận được đơn khiếu nại từ Hiệp hội Công nghiệp Rượu vang Trung Quốc.

Nhà chức trách nói ráo hoảnh, đã xác nhận các trường hợp bán phá giá, gây thiệt hại vật chất rất lớn đối với ngành công nghiệp rượu vang nội địa Trung Quốc.

Về phía Úc, trongngày 27/11, trong cuộc họp trực tuyến với hai nhà lãnh đạo của khối Liên minh châu Âu (EU). Thủ tướng Úc Scott Morrison đã lên án Trung Quốc tiếp tục có những hành động gây căng thẳng Biển Đông, biến đổi khí hậu, chủ nghĩa khủng bố và gây đại dịch Covid-19. Thủ tướng Morrison tái khẳng định cam kết đối với Hiệp định Khung EU-Úc. Rằng Canberra sẽ nỗ lực duy trì trật tự quốc tế trên cơ sở luật pháp.

Ông Morison còn chỉ trích Trung Quốc nhắm mắt làm ngơ trước sự phản đối của các nước trong khu vực, liên tục có những hành động gây hấn trên Biển Đông. Điều đó không chỉ gây bất lợi cho an ninh, trật tự trên biển mà còn dẫn tới nguy cơ châm ngòi cho một cuộc chiến tranh nóng. Ông đề nghị, các nhà lãnh đạo cam kết tăng cường hợp tác để thúc đẩy lợi ích chung về mặt an ninh và thịnh vượng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Thủ tướng Morrison tuyên bố: “Các nhà lãnh đạo thể hiện sự quan ngại sâu sắc đối với những bước đi đơn phương, làm bất ổn khu vực biển Đông, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS)”.

Còn nhớ, cách đây bốn tháng, hồi đầu tháng 7, Thủ tướng Scott Morrison công bố cập nhật Chiến lược quốc phòng Úc 2020, cùng với Kế hoạch cấu trúc lực lượng. Thực hiện Chiến lược này, Úc sẽ tăng cường đầu tư nâng cao năng lực quân sự, nhất là năng lực tấn công tầm xa của các hệ thống tên lửa hạt nhân tầm xa hiện đại, vũ khí tấn công trên không, tấn công tàu biển, v.v..

Hàng loạt hành động cứng rắn của Canberra cho thấy, Úc đã tỏ ra mạnh mẽ hơn khi cùng với đồng minh Mỹ ngăn chặn các hoạt động gây căng thẳng và gây bất ổn định tại khu vực Biển Đông của Trung Quốc. Trong khi đó, trước đây thái độ của Úc khá thận trọng, chủ yếu là do nước này cân nhắc về mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc.

Trong 10 năm tới, Canberra sẽ dành ngân sách 270 tỉ đô Úc (tương đương 190 tỉ USD) cho chi tiêu quốc phòng. Trước đó con số này chỉ dừng lại ở quãng 195 tỉ đô Úc.

Vậy là, cùng với Mỹ, Nhật, Ấn Độ, hành động phản kháng mạnh mẽ của Úc đã một lần nữa khẳng định dứt khoát thái độ đấu tranh không khoan nhượng với âm mưu, thủ đoạn của chủ nghĩa bành trướng Bắc Kinh hòng độc chiếm Biển Đông.

Bắc Kinh lúc này đang nặn óc tìm những quỷ kế để mua chuộc hoặc tấn công đối phương. Trong đó ngón đòn kinh tế là cú đánh nhanh nhất, dễ thực hiện nhất và có thể đổ lỗi cho các nhà kinh tế.

Nắm được “cách chơi” của Bắc Kinh, Mỹ và đồng minh đã tìm cách hóa giải. Tuy không bất ngờ với Úc, nhưng Trung Quốc thật sự lo lắng khi Úc phản kháng mau lẹ và kiên quyết đến vậy. Liệu rồi sau đòn kinh tế, Trung Nam Hải sẽ đi tiếp nước cờ nào?

RELATED ARTICLES

Tin mới