Friday, January 10, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiĐộng thái ông Trump lúc “Hoàng hôn nhiệm kỳ”

Động thái ông Trump lúc “Hoàng hôn nhiệm kỳ”

Chuyện là, mới đây, nhiều hãng truyền thông Mỹ và phương tây đưa tin, trong những ngày “hoàng hôn nhiệm kỳ”, ông Donald Trump chẳng chút sao nhãng, vẫn thể hiện trách nhiệm tới cùng với phận sự quốc gia.

Eo biển Malacca có vị trí trọng yếu trên tuyến hàng hải nối Biển Đông với Ấn Độ Dương

Một trong những việc đó, là chính quyền của vị tổng thống thất bại trong cuộc bầu cử vừa qua, cho biết, sẽ tìm cách tăng cường hiện diện của hải quân Mỹ tại các tuyến đường biển trọng yếu ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Để thực hiện mục tiêu này, hải quân Mỹ dự kiến sẽ khôi phục hạm đội 1 sau 40 năm “xếp xó”.

Ngược lịch sử, hạm đội 1 trước đây là một đơn vị của Hải quân Mỹ hoạt động sau chiến tranh thế giới thứ 2, trong khu vực miền tây Thái Bình Dương, như một bộ phận của hạm đội Thái Bình Dương. Tuy nhiên, tới năm 1973, nó bị giải tán, chuyển giao các trách vụ cho giao hạm đội 3 của hải quân Mỹ.

Đề cập mục đích của việc tái lập này, phát biểu trước Ủy ban quân lực Thượng viện Mỹ ngày 2/12 vừa qua, ông bộ trưởng hải quân Braithwaite Mỹ nói rõ, là “nhằm tăng cường vai trò của chúng ta (Mỹ) tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Hạm đội 1 được khôi phục sẽ chịu trách nhiệm chính tại khu vực Ấn Độ Dương và Nam Á với tư cách một hạm đội viễn chinh. Điều này sẽ trấn an các đối tác và đồng minh về sự hiện diện và cam kết của chúng ta tại khu vực trong khi đảm bảo rằng mọi đối thủ tiềm tàng đều biết chúng ta nỗ lực hiện diện toàn cầu nhằm duy trì luật pháp và tự do hàng hải”.

Không nói, dư luận thừa hiểu: “các đồng minh” mà người đứng đầu lực lượng hải quân Mỹ đề cập, là ai. Câu trả lời là: Trong số đó, phải có các nước như Nhật,Hàn, Philippines. Còn “các đối tác”? Chắc chắn, trong hàm ý ông Braithwaite, không thể không có Việt Nam đang trong quá trình ngày càng trở nên quan trọng với Mỹ sau 25 năm bình thường hóa quan hệ hai nước.

         Đặc biệt, cái gọi là “đối thủ tiềm tàng” khiến Mỹ phải tốn công, tốn của duy trì, tăng cường lực lượng để bảo đảm tự do hàng hải, còn là ai, ngoài Trung Quốc đang ngày một ngang ngược, gây hấn với bất cứ nước nào chống lại tham vọng thể hiện trong yêu sách “đường 9 đoạn” trên Biển Đông của họ.

Cho dù chưa thông tin hạm đội 1 sẽ bắt đầu hoạt động từ đâu, nhưng căn cứ phân tích trên cùng việc ông Braithwaite nhấn mạnh rằng: Hạm đội 1 sẽ không nhất thiết phải đóng quân tại một địa điểm cố định trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương; sẽ là một “hạm đội viễn chinh”, cho thấy, tính chất cơ động, khả năng hiện diện tại bất kỳ nơi nào mà Mỹ xét thấy cần thiết.

Một số chuyên gia quốc tế nhận định, eo biển Malacca chắc chắn sẽ là một trong những trọng điểm hoạt động của hạm đội mới thành lập này. Eo biển Malacca nằm giữa Malaysia và đảo Sumatra, nối Biển Đông và Ấn Độ Dương, chiều dài 805 km, nơi hẹp nhất chỉ rộng 1,2 km, là nơi thường xuyên diễn ra các vụ cướp biển, khủng bố kinh hoàng và táo bạo. Dù vậy, cướp biển to gan, táo bạo hơn thế, cũng không thể là nguyên nhân để Mỹ tái lập và tốn kém duy trì cả một hạm đội quy mô lớn để ngăn chặn. Điều cơ bản: đây là vị trí trọng yếu của tuyến giao thông hàng hải cực kì quan trọng đối với cả thế giới. Theo tính toán, có tới gần 30% hàng hóa từ Châu Âu, Châu Phi, Nam Á, Trung Đông đi Đông Nam Á, Đông Á đi qua eo biển này với hàng trăm nghìn lượt tàu thuyền qua lại hằng năm.

Vì lý do trọng yếu đó, một cường quốc trỗi dậy đầy tham vọng như Trung Quốc, trong chiến lược bành trướng, không thể không quan tâm và toan tính những gì có lợi cho mình. Trong thực tế, từ cách đây 4 năm liên doanh Malaysia – Trung Quốc đã được thành lập và xúc tiến kế hoạch xây cảng biển trị giá 10 tỉ USD. Trung Quốc coi dự án như một điểm nhấn trong mục tiêu xây dựng “con đường tơ lụa hàng hải” mà họ nỗ lực thúc đẩy. Và điều quan trọng hơn, núp sau vấn đề kinh tế, chẳng ai dám chắc, Trung Quốc lại không đưa tới đây lực lượng hải quân, cũng với danh nghĩa “bảo đảm an toàn hàng hải” cho tàu bè của chính họ. Từ tháng 9 năm 2015, Trung Quốc từng cho tàu diễn tập cùng hải quân Malaysia tại eo biển Malacca.

Thế nên, trong thời gian còn đứng đầu nhà trắng, đọc thấu tim đen kẻ muốn lật đổ Mỹ để chễm chệ ngồi vào vị trí siêu cường số 1 thế giới, một tổng thống cứng rắn như ông Trump vẫn quyết liệt triển khai những việc theo ông là cần làm, để kiềm chế Trung Quốc.

RELATED ARTICLES

Tin mới