Sunday, November 17, 2024
Trang chủĐiểm tinÚc dọa kiện TQ lên WTO

Úc dọa kiện TQ lên WTO

Hôm nay (15/12), Australia cho biết nước này sẽ kiện Trung Quốc lên Tổ chức Thương mại thế giới (WHO) do áp thuế chống bán phá giá và thuế chống độc quyền đối với lúa mạch của nước này.

Australila có thể thiệt hại lên tới 2,5 tỷ AUD trong 5 năm tới nếu Trung Quốc
áp các mức thuế cao đối với lúa mạch của nước này.

Bộ trưởng Thương mại Australia Simon Birmingham cho biết, Australia sẽ kiện Trung Quốc ra Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) do nước này áp thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp lên tới 80,5% đối với lúa mạch của Australia. Bộ trưởng Simon Birmingham cho hay, Australia có các bằng chứng, dữ liệu và phân tích vì vậy rất tự tin với quyết định của mình. Hiện tại Australia đã thông báo quyết định này với Trung Quốc. WTO có thể sẽ mất hàng năm để điều tra cáo buộc của Australia.

Trung Quốc là thị trường quan trọng nhất khi nhập khẩu tới một nửa sản lượng lúa mạch Australia. Mỗi năm, Australia xuất khẩu lượng lúa mạch trị giá từ 1,5 đến 2 tỷ AUD sang thị trường Trung Quốc. Tuy vậy, từ năm  2018, Trung Quốc đã tiến hành điều tra nghi vấn cho rằng năm 2017 các nhà sản xuất lúa mạch Australia nhận trợ cấp của chính phủ để có thể bán hàng với giá thấp hơn thị trường trong nước sang Trung Quốc. Đến tháng 5/2020 vừa qua, đúng lúc Australia đang vận động cộng đồng quốc tế ủng hộ đề xuất mở cuộc điều tra độc lập về sự xuất hiện và lây lan dịch Covid-19 tại Trung Quốc thì nước này công bố áp thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với lúa mạch của Australia.

Ngoài lúa mạch, Trung Quốc còn đưa ra nhiều rào cản thương mại nhằm làm giảm việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Australia như thịt bò, thịt cừu, tôm hùm, gỗ, bông vải, rượu vang, than đá… Australia nhiều lần kêu gọi Trung Quốc đối thoại để giải quyết các vấn đề song Trung Quốc đều im lặng. Vì vậy, Bộ trưởng Simon Birmingham cho biết, nước này đưa vụ việc lên WTO nhằm giải quyết các khác biệt song cũng khẳng định, Australia vẫn tiếp để ngỏ khả năng có thể đối thoại với Trung Quốc để giải quyết vấn đề.

Việc Australia đưa Trung Quốc lên WTO cho thấy nước này không thể tiếp tục nhẫn nại mà bắt buộc phải có những hành động cứng rắn hơn nhằm bảo vệ những người sản xuất trong nước cũng như hy vọng Trung Quốc sẽ ngừng sử dụng các biện pháp thương mại như là một công cụ để trả đũa cho những căng thẳng chính trị đang đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước xuống mức thấp nhất kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1972.

RELATED ARTICLES

Tin mới