Friday, January 10, 2025
Trang chủQuân sựQuân sự-chính trị thế giới 2020: Ngập tràn bất ổn khó lường

Quân sự-chính trị thế giới 2020: Ngập tràn bất ổn khó lường

Giới chuyên gia đánh giá, tình hình chính trị và quân sự thế giới năm 2020 là một bức tranh ảm đạm, đầy rẫy những bất ổn khó lường.

Năm 2020 là một năm đầy bất ngờ và ảm đạm. Nó đánh dấu sự ra đời của một thực tế mới, có thể dẫn nhân loại đến một kỷ nguyên đen tối hoặc đến một thời kỳ loạn kỹ thuật số toàn cầu.

Trong bối cảnh này, có rất ít điều kiện dẫn đến một kịch bản tích cực về sự phát triển bền vững có lợi cho mọi người nói chung, trái ngược với chỉ một nhóm các cá nhân được lựa chọn và các nhóm lợi ích đặc biệt.

Sự thay đổi tình hình thế giới trong năm 2020 có thể so sánh với những gì người dân châu Âu cảm nhận trước một sự biến động lớn của các hình thái kinh tế xã hội vào đầu thế kỷ 17 và 20.

Năm vừa qua bắt đầu bằng vụ Mỹ ám sát vị tướng Iran Qassem Soleimani ở Iraq và kết thúc bằng vụ Israel [hoặc Mỹ] sát hại nhà vật lý hạt nhân nổi tiếng Mohsen Fakhrizadeh cũng của Iran (tháng 11).

Vào đầu tháng 1, Iran trong bối cảnh đang căng mình cảnh giác trước mọi hành động quân sự của Mỹ, vô tình bắn rơi một máy bay dân dụng Ukraine đã thay đổi hướng đi, mà không có yêu cầu hoặc sự cho phép của với Tehran.

Cùng thời điểm đó, Thổ Nhĩ Kỳ xác nhận việc triển khai quân đội của mình ở Libya, bắt đầu một giai đoạn đối đầu mới trong khu vực và Ai Cập đã đáp trả bằng các cuộc không kích và một cuộc phô diễn lực lượng.

Tình hình ở Yemen phát triển nhanh chóng: Lợi dụng sự yếu kém của liên minh Sunni, Ansar Allah đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc đánh lui liên quân Saudi ở nhiều khu vực.

Tình trạng chiến sự ở Tây Bắc Syria đã thay đổi đáng kể, chuyển thành việc phân định chính thức các vùng ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ và liên quân Nga-Iran-Syria. Điều này xảy ra chủ yếu là do hiện nay ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong khu vực đang suy yếu.

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đang tăng cường đều đặn sự hiện diện quân sự ở các khu vực do mình phụ trách và dọc theo ranh giới ngừng bắn. Ankara và Moscow đã thực hiện một số biện pháp để ngăn chặn các nhóm liên kết với Al-Qaeda và các nhóm cực đoan khác. Do đó, tình hình trong khu vực đang ổn định, điều này cho phép Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng tăng cường kiểm soát phần lớn Idlib.

Các nhóm tàn quân tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) vẫn hoạt động ở các khu vực phía đông và nam Syria. Tình hình hỗn loạn cũng đang diễn ra ở các tỉnh Quneitra và Daraa, nơi các sáng kiến ​​hòa bình của Nga không có kết quả vì ảnh hưởng của Israel tại các khu vực này.

Trong khi đó, vụ ám sát tướng Iran Qassem Soleimani khiến các cuộc tấn công vào các căn cứ có sự hiện diện của binh sĩ Mỹ, các cơ sở hạ tầng quân sự và dân sự của Mỹ ở Iraq tăng mạnh.

 

Điều đó khiến Quân đội Hoa Kỳ buộc phải tập hợp lại lực lượng, từ bỏ một số cơ sở quân sự và tập trung lực lượng sẵn có tại các căn cứ quan trọng. Đồng thời, Washington thẳng thừng từ chối yêu cầu từ Baghdad về việc rút hoàn toàn quân đội Mỹ và hứa sẽ đáp trả bằng các biện pháp trừng phạt chính thức nếu Iraq tiếp tục nêu vấn đề này.

Một điểm nóng khác là Afghanistan vẫn nằm trong vòng xoáy xung đột cố hữu của nó, mà việc Mỹ và Taliban đạt được thỏa thuận hòa bình [không có sự tham gia của chính quyền Kabul], dẫn đến việc rút dần quân Mỹ khỏi đất nước này cũng không thể giúp tính hình có những biến chuyển tích cực.

Tình hình đầy bất ổn vẫn hiện hữu ở châu Mỹ Latinh, mà điển hình là cuộc khủng hoảng chính trị ở Venezuela, do bàn tay của phương Tây và “những bóng ma chính trị” mà Mỹ dựng lên như Juan Guaido. Còn Bolivia cũng đã nếm trải “cơn cuồng phong Dân chủ”, dẫn đến việc Tổng thống Evo Morales đã phải chạy sang tỵ nạn chính trị ở Mexico.

Đối đầu giữa Trung Quốc và Ấn Độ bùng phát trong năm nay, dẫn đến các cuộc đụng độ biên giới lẻ tẻ. Tình hình này có vẻ còn lâu mới kết thúc, vì cả hai nước đều đã củng cố thế trận quân sự dọc theo biên giới tranh chấp.

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và các đòn trừng phạt của chính quyền Donald Trump chống lại Bắc Kinh đã làm sâu sắc thêm các cuộc khủng hoảng toàn cầu, điều này đã trở nên rõ ràng không chỉ đối với giới chuyên gia mà còn đối với công chúng.

Mối quan hệ đối đầu giữa liên minh các nước phương Tây với Liên bang Nga đã đặt thế giới trong bối cảnh giống như những năm 60-70 của thế kỷ trước, cuộc “Chiến tranh Lạnh” dường như đã được hồi sinh một lần nữa.

Sự hỗn loạn toàn cầu trong quý đầu tiên của năm 2020 đã bị đẩy lên cao bởi một cuộc khủng hoảng chính trị xã hội mới xuất phát từ đại dịch coronavirus (COVID-19), cuộc khủng hoảng này tích hợp nhiều cuộc khủng hoảng nhỏ trong xã hội do đại dịch Sars-Cov2, dẫn đến một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nghiêm trọng.

Việc bộc phát những khác biệt xã hội đáng kể đã tích tụ từ lâu trong xã hội tư bản hiện đại, dẫn đến một loạt các cuộc biểu tình phản đối không ngừng trên toàn cầu. Trong suốt năm 2020, đã có những cuộc đụng độ khốc liệt giữa những người biểu tình với nhiều lý do khác nhau và lực lượng thực thi pháp luật ở nhiều quốc gia.

Mặc dù bề ngoài những xung đột xã hội này có vẻ không liên quan gì tới các Nhà nước, nhưng chúng có nhiều nguyên nhân chung một nguồn gốc.

Những khó khăn về kinh tế, sự bất bình đẳng giàu nghèo, tình trạng tham nhũng của chính quyền ở tất cả các cấp, thiếu cân nhắc trong việc ra quyết định chính trị, và việc bộc lộ những thiếu sót nghiêm trọng về kiểm duyệt đối với các tập đoàn công nghệ lớn và các phương tiện truyền thông chủ chốt đều góp phần gây ra bất ổn xã hội.

Vào cuối năm 2019 và đầu năm 2020, có rất ít lý do để đưa ra những dự báo lạc quan cho tương lai gần. Tuy nhiên, khó ai có thể lường trước được số lượng các sự kiện và diễn biến khủng hoảng đã diễn ra trong năm nay. Những hiện tượng này ảnh hưởng đến mọi khu vực trên thế giới ở một mức độ nào đó.

Trong kỳ sau chúng ta sẽ tìm hiểu về việc các xu hướng quân sự và chính trị năm 2020 sẽ có những diễn biến và ảnh hưởng như thế nào trong năm 2021.

RELATED ARTICLES

Tin mới