Monday, November 25, 2024
Trang chủBiển nóng"Thiết bị lạ" của TQ "lạc" vào tay ngư dân Indonesia

“Thiết bị lạ” của TQ “lạc” vào tay ngư dân Indonesia

4 năm trước, Trung Quốc bắt được một phương tiện không người lái dưới nước UUV của Mỹ. Trung Quốc sau đó chỉ trích Mỹ vì hoạt động do thám Biển Đông đang có tranh chấp.

Hiện tại, cục diện đã thay đổi. Nước láng giếng Biển Đông của Trung Quốc là Indonesia không chỉ “bắt được” một mà là 3 UUV Trung Quốc.

UUV mới nhất của Trung Quốc được phát hiện gần đảo Selayar của Indonesia tháng 12 năm ngoái.

UUV Indonesia vừa phát hiện thuộc về Trung Quốc với dòng chữ “Viện Tự động hóa Học viện Khoa học Trung Quốc Thẩm Dương”. Căn cứ hải quân Makassar, Indonesia đang kiểm tra thiết bị này.

“Điều đặc biệt quan trọng là UUV Trung Quốc được phát hiện ở eo biển Sunda, nơi Trung Quốc có thể triển khai tàu ngầm từ Biển Đông tới Ấn Độ Dương”, Malcolm Davis – chuyên gia phân tích quốc phòng tại Viện Chính sách Chiến lược Úc – nhận xét.

“UUV của Trung Quốc sử dụng sóng âm để đo độ nông sâu của đáy biển. Chúng cũng được trang bị các cảm biến để thăm dò nhiệt độ nước biển và tốc độ truyền âm thanh. Nếu xảy ra xung đột, bằng các UUV đã triển khai, Trung Quốc có thể đưa tàu ngầm di chuyển qua lại liên tục giữa Biển Đông và Ấn Độ Dương mà không gặp bất trắc”, ông Davis nói.

UUV là loại robot hiện đại. Chúng di chuyển lặng lẽ dưới đáy đại dương và đo độ mặn, độ đục, nồng độ oxy trong nước biển và thu lại dữ liệu. UUV không cần người điều khiển.

Ngư dân Indonesia bắt được thiết bị lạ của TQ: Tiết lộ kế hoạch ẩn sau - Ảnh 1.

Trung Quốc muốn triển khai tàu ngầm ở các khu vực thả UUV, theo chuyên gia (ảnh : SCMP)

Hải quân nhiều nước trên thế giới thường sử dụng UUV để dò dường trước khi triển khai tàu ngầm hoặc hạm đội hải quân.

“Sự hiện diện của UUV cho thấy Trung Quốc đã triển khai tàu ngầm ở khu vực eo biển Sunda. Thông tin tình báo và cải thiện khả năng tác chiến của tàu ngầm trên Biển Đông là những gì Trung Quốc mong đợi. Không chỉ ở Biển Đông, Trung Quốc còn có tham vọng vươn tầm ảnh hưởng quân sự ra cả Ấn Độ Dương”, Timothy Heath – chuyên gia an ninh tại công ty phân tích Rand (Mỹ) – nhận xét.

“Nếu xảy ra xung đột quân sự, việc hiểu rõ môi trường hàng hải ở các eo biển quan trọng như Sunda cho phép hải quân Trung Quốc hoạt động hiệu quả hơn khi đối phó với tàu ngầm, mìn nước của đối thủ”, ông Davis nhận xét.

Theo các chuyên gia, bằng việc rải nhiều UUV ở Biển Đông, Trung Quốc cũng muốn thể hiện rằng công nghệ chế tạo phương tiện không người lái dưới nước của nước này hiện đại không kém gì UUV Orca của Mỹ.

RELATED ARTICLES

Tin mới