Vắc xin kháng virus Vũ Hán của Tập đoàn dược phẩm Sinopharm của Trung Quốc ra mắt vào cuối tháng 12/2020, nhưng chưa đầy nửa tháng sau, vào ngày 12/1, chủ tịch Lý Chí Minh (Li Zhiming) giám đốc Tập đoàn đã xin thôi tất cả các chức vụ, làm dấy lên nghi vấn về vấn đề an toàn của vắc xin Covid do Sinopharm sản xuất, theo EpochTimes.
Vắc Xin của Sinopharm
Cùng ngày, Lý Huân (Li Hui), giám đốc công ty con của Sinopharm cũng đã xin từ chức. Thông báo nêu rõ, “Vì lý do cá nhân, Lý Huân đã từ chức giám đốc, tổng giám đốc, thành viên ủy ban chiến lược và thành viên ủy ban kiểm toán của Công ty TNHH Dược phẩm thuộc Tập đoàn Sinopharm”.
Theo các báo cáo, việc từ chức của hai người này sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của công ty. Tuy nhiên, đến ngày 13/1, giá cổ phiếu của Sinopharm đã giảm 1,32%, và thời điểm giá cổ phiếu của Sinopharm từng giảm ở mức cao nhất là 5,81%.
Tập đoàn Sinopharm thuộc sở hữu Nhà nước. Sinopharm được thành lập vào năm 2003 và niêm yết cổ phiếu tại Hồng Kông vào năm 2009. Trang web chính thức của Sinopharm cho biết đây là “nhà phân phối dược phẩm và sản phẩm chăm sóc sức khỏe lớn nhất Trung Quốc”.
Vắc xin kém an toàn nhất trên thế giới
Vào 31/12/2020, hai loại vắc xin kháng virus Vũ Hán mới do Tập đoàn Sinopharm phát triển đã chính thức được chính quyền Trung Quốc phê duyệt.
Vào thời điểm đó, kênh truyền hình CCTV của ĐCSTQ và các phương tiện truyền thông chính thức khác tuyên bố rằng vắc xin của Sinopharm “tỷ lệ bảo vệ là 79,34% an toàn, hiệu quả, dễ tiếp cận và giá cả phải chăng”.
Tuy nhiên, vào giữa tháng 12 năm ngoái, Đài Á Châu Tự Do dẫn thông tin cho biết trong số hơn 400 nhân viên của Công ty Xây dựng Điện Thiên Tân ở Serbia, đã có khoảng 300 trường hợp được chẩn đoán bị nhiễm virus Vũ Hán, mặc dù số công nhân đến từ Trung Quốc này đều đã được tiêm vắc-xin của Sinopharm.
Theo các chuyên gia, những người Trung Quốc ở nước ngoài này đã được tiêm vắc-xin mới của Sinopharm từ tháng Bảy năm ngoái.
Mã Tụ (Ma Ju), một nhà bình luận từ lâu đã bày tỏ lo ngại về các vấn đề an toàn đối với vắc xin Trung Quốc, ông tin rằng việc các giám đốc điều hành cấp cao của Sinopharm từ chức, đồng nghĩa là loại vắc xin mới được Sinopharm sản xuất trong nước đã bị phóng đại. Ông chỉ ra rằng dữ liệu vắc xin của ĐCSTQ, và thậm chí tất cả dữ liệu chính thức đều thiếu minh bạch có nhiều nghi ngờ về tính xác thực.
Ngoài ra, Đào Lê Nạp (Tao Lina), một chuyên gia về vắc xin ở Trung Quốc đã đăng trên Weibo của mình rằng vắc-xin của Sinopharm có tên thương mại là “Zhong Ai Kewei” có 73 tác dụng phụ, nhiều hơn số tác dụng phụ của bất kỳ loại vắc-xin nào. Ông cho rằng phải gọi Zhong Ai Kewei là “vắc-xin không an toàn nhất trên thế giới”, bởi các tác dụng phụ của nó quá nhiều như: Đau tại chỗ tiêm, nhức đầu, cao huyết áp, giảm thị lực, mất vị giác, chậm kinh và đi tiểu không tự chủ… bài viết sau đó đã bị gỡ bỏ.
Ở Trung Quốc trước đây đã có nhiều vụ tai biến khi tiêm loại vắc xin của Sinopharm. EpochTimes từng đưa tin về thông báo tiêm chủng khẩn cấp ở thành phố Trấn Giang, tỉnh Giang Tô, cho thấy không có quan chức nào của ĐCSTQ địa phương đăng ký tiêm. Một cuộc khảo sát do Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Quốc Yangpu, Thượng Hải thực hiện vào cuối tháng 11 cho thấy, hơn 90% nhân viên y tế của bệnh viện từ chối tiêm vắc xin của Sinopharm.