Thursday, January 9, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiÔng Joe Biden xử lý sao về hạt nhân của ông Kim...

Ông Joe Biden xử lý sao về hạt nhân của ông Kim Jong-un?

Từ những động thái gần đây từ nhà lãnh đạo Kim Jong-un, giới phân tích đã đưa ra suy đoán về bước đi tiếp theo của Triều Tiên đối với Mỹ cũng như khả năng ứng phó của chính quyền ông Joe Biden.

18:07 – 18/01/20210 Thanh Niên Online
 

Từ những động thái gần đây từ nhà lãnh đạo Kim Jong-un, giới phân tích đã đưa ra suy đoán về bước đi tiếp theo của Triều Tiên đối với Mỹ cũng như khả năng ứng phó của chính quyền ông Joe Biden.

Tại đại hội đảng Lao động Triều Tiên lần thứ 8 vừa qua, nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un kêu gọi mở rộng kho vũ khí hạt nhân và gọi Mỹ là “kẻ thù lớn nhất”, giáo sư về quan hệ quốc tế Park Won-gon tại Đại học toàn cầu Handong (Hàn Quốc) đặc biệt chú ý điều ông Kim không đề cập. Đó là “Bihaekhwa” (phi hạt nhân hóa), một ưu tiên về chính sách ngoại giao của nhiều nước trong quan hệ với Triều Tiên.
Việc không đề cập phi hạt nhân hóa có thể là dấu hiệu cho thấy sẽ khó có triển vọng cải thiện quan hệ Mỹ-Triều, dù các cuộc đàm phán song phương có được nối lại dưới thời của Tổng thống tân cử Joe Biden, dự kiến nhậm chức vào ngày 20.1.
“Nếu và khi các cuộc đàm phán với Mỹ được nối lại, Triều Tiên có thể yêu cầu tổ chức cuộc hội đàm kiểm soát vũ khí kiểu thời Chiến tranh lạnh là nhằm giảm các mối đe dọa lẫn nhau từ vũ khí hạt nhân và chấp nhận Triều Tiên là nhà nước hạt nhân”, giáo sư Park suy đoán, nhưng cho rằng yêu cầu như thế là không thể chấp nhận đối với Washington, theo tờ South China Morning Post (SCMP).

‘Triều Tiên vẫn là thách thức lớn’

Tại đại hội đảng Lao động Triều Tiên lần thứ 8, đại hội đầu tiên của đảng này kể từ năm 2016 và đại hội thứ 2 kể từ năm 1980, nhà lãnh đạo Kim cam kết phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) với tầm bắn 15.000 km (đủ để vươn tới lục địa Mỹ), tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân (được cho là trong giai đoạn thử nghiệm) và các đầu đạn hạt nhân chiến thuật “để áp dụng cho các mục tiêu khác nhau”.
Ông Kim còn nhấn mạnh: “Dù ai lên nắm quyền ở Mỹ, bản chất thật của Mỹ và những chính sách cơ bản của Mỹ nhắm vào Triều Tiên không bao giờ thay đổi”, theo hãng thông tấn KCNA.
Ông Kim Jong-un dành sự bất ngờ về hạt nhân cho ông Joe Biden? - ảnh 1

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un theo dõi cuộc duyệt binh ở Bình Nhưỡng ngày 14.1.2021

Reuters

 
Những chuyên gia đang phân tích kết quả của đại hội nói trên, kết thúc hơn một tuần trước khi ông Biden dự kiến nhậm chức, cho rằng thông điệp ông Kim muốn gửi đến Mỹ là Triều Tiên sẽ tiếp tục tăng cường khả năng răn đe hạt nhân nếu Mỹ không có bất kỳ sự nhượng bộ nào. Trong đó, Giáo sư về công nghệ hạt nhân Suh Kune-yull tại Đại học Quốc gia Hàn Quốc nhận định Triều Tiên có thể khôi phục lại việc thử hạt nhân, vốn đã dừng sau cuộc thử thứ 6 vào tháng 9.2017, theo Reuters.
Dưới thời của Tổng thống Barack Obama, khi ông Biden làm phó tổng thống, Mỹ áp dụng chính sách “kiên nhẫn có chiến lược” là kêu gọi thắt chặt lệnh cấm vận đối với Triều Tiên và từ chối đối thoại với Bình Nhưỡng.
Đến thời của Tổng thống Donald Trump, ông đã gặp ông Kim 3 lần, nhưng các cuộc đàm phán song phương sụp đổ do bất đồng về điều Triều Tiên nên từ bỏ trong việc phi hạt nhân hóa để được dỡ bỏ lệnh cấm vận.
Ông Kim Jong-un dành sự bất ngờ về hạt nhân cho ông Joe Biden? - ảnh 2

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại khu phi quân sự liên Triều hồi tháng 6.2019

Reuters

Một số nhà phân tích nhận định Triều Tiên vẫn sẽ là thách thức ngoại giao lớn đối với ông Biden, nhưng những vấn đề khác sẽ được ưu tiên giải quyết hơn, như căng thẳng giữa Mỹ với Trung Quốc và việc Washington ủng hộ Đài Loan. “Chắc chắn có suy đoán ông Biden sẽ có một chiến lược cụ thể khi đề cập vấn đề Triều Tiên. Tuy nhiên, với cuộc bạo loạn gần đây ở tòa nhà quốc hội, thách thức từ Covid-19 và nhu cầu khôi phục kinh tế, Washington có quá nhiều việc có thể và sẽ làm về mặt đối nội lẫn đối ngoại”, ông Harry J. Kazianis, giám đốc nghiên cứu Triều Tiên thuộc Trung tâm Lợi ích quốc gia (Mỹ) nhận định.
Ông Kazianis cho rằng trong năm 2021, Mỹ sẽ là quốc gia hướng nội, đồng nghĩa chính quyền của ông Biden sẽ không ưu tiên về vấn đề Triều Tiên. “Tôi đoán mục tiêu của họ là hy vọng hiện trạng có thể kéo dài đến cuối mùa hè, khi họ ở vị trí tốt hơn để cố gắng tạo ra bước tiến có ý nghĩa với Triều Tiên”, ông Kazianis cho hay.
Ngoài ra, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách Asan (Hàn Quốc) Choi Kang suy đoán chính quyền của ông Biden sẽ quá bận rộn với việc đối đầu những thách thức từ Trung Quốc và Iran, cũng như việc thiết lập lại các mối quan hệ với Liên minh châu Âu và các nước thành viên NATO, vốn đã bị tổn hại dưới thời của Tổng thống Trump, nên không thể chú ý nhiều tới Triều Tiên.

Yếu tố Trung Quốc

Mặt khác, những gì Triều Tiên sẽ làm trong thời gian tới cũng phụ thuộc tín hiệu từ đồng minh quan trọng của nước này là Trung Quốc, theo SCMP. Một số nhà phân tích cho rằng nhà lãnh đạo Kim có thể tận dụng căng thẳng Mỹ-Trung. “Ông (Kim) biết rõ rằng quan hệ Mỹ-Triều ngày một xấu đi lâu chừng nào thì Trung Quốc sẽ càng có cách nhìn khác về chương trình hạt nhân của ông ấy”, ông Kazianis bình luận. Ông còn cho rằng Bắc Kinh sẽ không để chính quyền của ông Kim sụp đổ vì không muốn hàng triệu người Triều Tiên ồ ạt kéo sang Trung Quốc.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Kim cũng sẽ thận trọng không phóng ICBM hoặc thử hạt nhân vì điều này có thể chọc tức Trung Quốc. Trong thông điệp chúc mừng ông Kim được bầu làm Tổng bí thư đảng Lao động Triều Tiên tại đại hội đảng nói trên, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã bày tỏ mong muốn “bảo vệ hòa bình, ổn định, sự phát triển và thịnh vượng khu vực” bằng cách tăng cường các mối quan hệ vào thời kỳ có nhiều “thay đổi và hỗn loạn”, theo KCNA.
Chuyên gia Kazianis cho rằng ông Kim “có lá bùa hộ mệnh cuối cùng nhờ có mối quan hệ đồng minh với Trung Quốc” và ông ấy sẽ dùng lá bùa này càng nhiều càng tốt trong vài thập niên tới nếu không đạt được một thỏa thuận với Mỹ, theo SCMP.
Ông Kim Jong-un dành sự bất ngờ về hạt nhân cho ông Joe Biden? - ảnh 3

Tổng thống tân cử Mỹ Joe Biden sẽ nhậm chức vào ngày 20.1

Reuters

Phó viện trưởng Choi thì cho rằng tình trạng căng thẳng Mỹ-Trung leo thang đã nâng giá trị địa chính trị của Triều Tiên đối với Bắc Kinh lẫn Washington. Ông dự đoán Triều Tiên “không thể chọc tức chính quyền mới của ông Biden và dập tắt bất kỳ cơ hội về tiếp cận ngoại giao” bằng cách phóng ICBM hay thử hạt nhân. Ông dự đoán Triều Tiên “có thể tự giới hạn bằng cách hành động ít khiêu khích hơn như thử tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm khi Hàn Quốc và Mỹ tiến hành cuộc tập trận thường niên vào tháng 3

RELATED ARTICLES

Tin mới