Tuesday, November 19, 2024
Trang chủĐiểm tinBiển Đông: Căng thẳng tăng cao khi Nhật Bản cảnh cáo Bắc...

Biển Đông: Căng thẳng tăng cao khi Nhật Bản cảnh cáo Bắc Kinh

Tình trạng căng thẳng Biển Đông đã có một bước ngoặt mới khi Nhật Bản, một đồng minh của Mỹ, trong một động thái hiếm hoi đã cáo buộc Bắc Kinh đánh giá quá cao quyền kiểm soát của họ trong khu vực trong một công hàm phản đối trình lên Liên Hợp Quốc.

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc

Nhật Bản đã gây áp lực lên Bắc Kinh bằng cách tuyên bố nước này đã cố gắng “hạn chế quyền tự do hàng không” trong khu vực. Nhật Bản đề cập đến việc hủy bỏ yêu sách đường chín đoạn của Bắc Kinh theo phán quyết của Tòa án quốc tế ở La Hay vào năm 2016. 

Phát biểu vào thời điểm đó, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã bác bỏ phán quyết của Tòa khi cho rằng “chủ quyền lãnh thổ và quyền tự do hàng hải” của siêu cường này ở các vùng biển sẽ không bị ảnh hưởng. Về phía Mỹ, cựu Tổng thống Donald Trump đã liên tục thách thức Trung Quốc trong nhiệm kỳ của ông.

Sự tham gia của Nhật Bản trong việc thách thức Trung Quốc, theo tiết lộ của tờ South China Morning Post, đã được nêu bật trong động thái gửi công hàm tới Liên Hợp Quốc hôm thứ Ba (19/1), trong đó tuyên bố Bắc Kinh đã không đáp ứng các điều kiện quy định trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển.

Thông điệp gửi tới Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, có đề cập đến phán quyết của Tòa La Hay. Thông điệp cho biết: “Trung Quốc đã bất tuân Phán quyết [2016] này, khi khẳng định rằng họ có ‘chủ quyền’ trên vùng biển và vùng trời xung quanh và trên không của các thực thể có cao độ thủy triều thấp”

“Thực thể có cao độ thủy triều thấp” là các thực thể “nửa chìm nửa nổi” trên Biển Đông không được hưởng quyền lãnh hải bao quanh.

“Trung Quốc đã xua đuổi máy bay Nhật Bản ở xung quanh Đá Vành Khăn và nỗ lực hạn chế quyền tự do hàng không ở Biển Đông”, công hàm có đoạn.

Chính quyền TT Trump đã cung cấp nhiều tỷ đô la gói vũ khí cho đảo Đài Loan, mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Đảo quốc này cũng đang phát triển vũ khí của riêng mình để chống lại Bắc Kinh.

Mỹ cũng đã công bố kế hoạch tăng cường lực lượng của mình bằng cách tích hợp Hải quân, Thủy quân lục chiến và Lực lượng Bảo vệ Bờ biển để triển khai trong khu vực.

Chiến lược này, mang tên ‘Lợi thế trên Biển (Advantage at Sea)’, sẽ phát triển một “lực lượng hải quân tích hợp, hiện đại hóa trên tất cả các phương diện cho tương lai”.

“Các hành động của chúng tôi trong thập niên này sẽ định hình cán cân quyền lực trên biển cho phần còn lại của thế kỷ”, tài liệu được công bố vào tháng trước cho biết thêm.

Trong những ngày cuối cùng nhiệm kỳ của ông Trump, các nguồn cung vũ khí mới đã được Mỹ gửi đến Đài Loan khi Trung Quốc chạy thử các tàu chiến trong khu vực.

Năm ngoái đã chứng kiến ​​nhiều cuộc tập trận của quân đội Mỹ trong những khu vực tập trận của hải quân Trung Quốc.

Theo Shih Shun-wen, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Đài Loan, các máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã thực hiện ít nhất 380 lần xâm nhập vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan trong năm 2020.

RELATED ARTICLES

Tin mới