Thursday, December 19, 2024
Trang chủBiển nóngĐối đầu ở Bãi Tư Chính: Giông tố mới ở Biển Đông

Đối đầu ở Bãi Tư Chính: Giông tố mới ở Biển Đông

Vụ việc ở bãi Tư Chính là một phần trong những nỗ lực của Trung Quốc nhằm ngăn cản hoạt động khai thác tài nguyên hợp pháp ở Biển Đông của các quốc gia ven biển và hợp tác giữa họ với các nước ngoài khu vực. Những hành động nàu có thể mang lại lợi ích trước mắt cho Trung Quốc, nhưng về lâu dài sẽ dẫn đến bất lợi cho quốc gia này.

Tàu hải cảnh Trung Quốc ở Biển Đông

Tình trạng đối đầu căng thẳng tại bãi Tư Chính ở Biển Đông cho thấy, Trung Quốc ngày càng có khả năng và sẵn sàng hủy hoại các hoạt động kinh tế hợp pháp trên biển mà các nước Đông Nam Á khác có tuyên bố chủ quyền ở vùng biển này. Tình trạng đối đầu này cũng cho thấy Trung Quốc ngày càng có khả năng và sẵn sàng tiến hành các hoạt động khảo sát phi pháp ở thềm lục địa của các quốc gia láng giếng ven Biển Đông.

Mặc dù các nước ven vùng Biển Đông phải đối đầu với những hành động này thường tìm cách giảm nhẹ tính nghiêm trọng của những sự vụ như vậy đồng thời duy trì cơ chế đối thoại với Bắc Kinh, nhưng tần suất lặp lại những vụ việc như vậy có thể kích động một hành động đấp trả tập thể mạnh mẽ hơn với sự hỗ trợ của có thể là Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hoặc thậm chí là của các đối tác bên ngoài. Việc tái diễn các hoạt động như vậy của Bắc Kinh cũng có thể làm tê liệt tiến trình đàm phán hiện nay giữa Bắc Kinh và ASEAN về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Tiến trình đàm phán COC vốn đã được tiến bộ rõ rệt khi các bên đã hoàn tất phiên họp giới thiệu văn bản thương lượng dự thảo duy nhất hồi tháng 8.

Mặc dù không chỉ đích danh Trung Quốc, nhưng sự thay đổi tinh tế trong ngôn từ được lựa chọn kỹ lưỡng của tuyên bố chung ASEAN cho thấy mối bất bình ngày càng gia tăng (của ASEAN) về Biển Đông. Tuyên bố chung của Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 52 tại Bangkok đã coi vấn đề Biển Đông là vấn đề ưu tiên trong khu vực. Không chỉ dừng lại ở việc bày tỏ quan ngại về các hoạt động cải tạo đất đá trong khu vực, tuyên bố chung còn bày tỏ thêm quan ngại về “nhưng sự cố nghiêm trọng trong khu vực”. Cần lưu ý rằng, cụm từ này chưa từng xuất hiện trong các tuyên bố chung trước đây của Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN. Khi Hà Nội đóng vai trò là nước Chủ tịch ASEAN trong năm 2020, có thể tuyên bố chung sẽ bao gồm những ngôn từ mạnh mẽ hơn nữa.

Khi Trung Quốc hoàn thiện các tiền đồn ở Biển Đông, khả năng các nước khác có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông đơn phương khai thác tài nguyên biển thuộc vùng lãnh hải của họ mà không bị Bắc Kinh “quấy rầy” ngày càng thu hẹp. Điều này có thể buộc các nước phải lựa chọn giải pháp khai thác chung. Tuy nhiên, những trường hợp khai thác chung đi kèm với những thỏa thuận lại gây ra mối quan ngại về sự công bằng và hợp lý (trong việc phân chia tài nguyên khai thác) cũng như gây ra lo ngại về những ẩn ý kèm theo việc khai thác chung này liên quan đến vị thế, quan điểm và tuyên bố chủ quyền tương ứng của các bên ở Biển Đông.

Những hành động của Trung Quốc cũng cho thấy các nước khác có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông thất bại trong nỗ lực bảo vệ các nhà đầu tư năng lượng ngoài khơi. Ví dụ, năm 2011, Trung Quốc đã quấy rối các hoạt động khai thác dầu khí chung giữa Philippines và Anh ở bãi Cỏ Rong, còn năm 2018, dưới sự can thiệp của Bắc Kinh, Công ty Dầu khí Repsol của Tây Ban Nha buộc phải ngừng khai thác ở bãi Tư Chính. Việc Philippines phải “thuận theo” ý của Bắc Kinh liên quan đến hoạt động khai thác dầu khí ở bãi Cỏ Rong từ năm 2014 không chỉ cản trở nỗ lực của Manila nhằm giải bài toán nhu cầu năng lượng bùng phát ở trong nước mà con cho thấy thái độ e dè của Manila trong việc sẵn sàng đương đầu với những rủi ro từ việc khai thác đơn phương.

Rõ ràng, Trung Quốc muốn gạt các nước không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông ra khỏi các cuộc đàm phán COC hiện nay. Xét từ lợi thế của một bên liên quan tranh chấp lãnh hải lâu nay ở Biển Đông, điều này có lợi cho Bắc Kinh. Tuy nhiên, các nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, kể cả Trung Quốc, cũng phải thừa nhận những lợi ích hợp pháp của các nước liên quan khác trong việc tiếp cận những quyền lợi hàng hải và chứng kiến các tranh chấp trên biển được giải quyết một cách hòa bình mà không bị cưỡng ép. Quan hệ đối tác tương lai giữa các tập đoàn khai thác dầu khi nhà nước Trung Quốc và các tập đoàn năng lượng trong nước của các nước ven biển khai thác trong hoạt động khai thác dầu khí ở Biển Đông mang tính chất nhạy cảm, đặc biệt là khi các tập đoàn khai thác dầu khí của Trung Quốc có năng lực công nghệ và tài chính để triển khai các hoạt động khai thác ở vùng biển sâu. Tuy nhiên, việc phá “tanh bành” các thỏa thuận khai thác trước đó mà các nước khác có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông ký kết với các giới đầu tư đối với các nước ngoài sẽ gây huy hoại niềm tin ở giới đầu tư đối với các nước này. Điều này có thể gây ra bất lợi trong bối cảnh các nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng của ASEAN như Philippines và Việt Nam đang chạy đua để thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhiều hơn để duy trì tốc độ phát triển của mình.

Các tập đoàn năng lượng nước ngoài khác có thể nhìn nhận những khoản đầu tư của họ ở Biển Đông ở góc độ chiến lược hơn là góc độ thương mại. Điều này có thể đã trở thành lý do chính đáng để Bắc Kinh bất an. Trung Quốc có thể mua đứt cổ phần khai thác của các tập đoàn năng lượng nước ngoài này. Và có thể không một tập đoàn nước ngoài nào sẽ chấp thuận lời đề nghị này của Bắc Kinh chỉ để tránh những rủi ro chính trị lớn hơn vốn có thể gây khó cho những mối quan tâm kinh doanh lớn hơn ở Trung Quốc nếu có.

Hiện Bắc Kinh có thể thỏa sức cản trở các hoạt động khai thác dầu khí của các nước láng giềng. Tuy nhiên, những lợi ích đạt được từ chiến thuật này chỉ là thoáng qua và “kẻ tuyên bố chủ quyền lớn nhất ở Biển Đông” này có thể sớm hứng chịu những hệ quả kiểu “gậy ông đập lưng ông”. Trung Quốc không muốn các nước khác có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông coi sự can thiệp của Bắc Kinh và việc gây sức ép đối với các công ty năng lượng nước ngoài là sự sỉ nhục đối với chủ quyền của họ trong việc lựa chọn “bắt tay” với ai trong khai thác tài nguyên biển. Điều này sẽ chỉ trao cho ASEAN và các cường quốc khác lý do chung để bác bỏ đề nghị khác thác chung của Trung Quốc. Điều nay cũng có thể làm giảm đà tiến triển tích cực vốn khó đạt được trong các cuộc thương lượng COC.

RELATED ARTICLES

Tin mới