Friday, October 18, 2024
Trang chủQuân sựMỹ muốn cùng G7 chống TQ

Mỹ muốn cùng G7 chống TQ

Mỹ muốn các đối tác trong G7 điều chỉnh chính sách để kiềm chế Trung Quốc về công nghệ, khiến thế giới hình thành những “thế giới công nghệ khép kín”.

Mỹ sẽ định hướng cho các đồng minh trong G7 hợp tác kiểm chế Trung Quốc

Theo giới truyền thông phương Tây, Hội nghị thượng đỉnh G7 đầu tiên kể từ tháng 4 năm 2020 dự kiến diễn ra vào ngày 19 tháng 2 tới, dưới sự chủ trì của Anh, Chủ tịch của G7 trong năm nay.

Theo thông báo của Nhà Trắng, trong số các chủ đề mà tân Tổng thống Mỹ Joe Biden dự định thảo luận tại cuộc họp online của các nhà lãnh đạo G7 bao gồm cả vấn đề “Những thách thức từ Trung Quốc”. Dự kiến, ông Biden sẽ thảo luận tầm quan trọng của việc cải cách quy chuẩn toàn cầu nhằm chống chọi với thách thức kinh tế, bao gồm cả những vấn đề do Bắc Kinh gây ra.

Lầu Năm Góc sẽ dấn sâu vào lĩnh vực kinh tế?

Bình luận về chương trình nghị sự của Mỹ cho cuộc họp G7 và mục tiêu thành lập nhóm làm việc tại Lầu Năm Góc để xây dựng chính sách đối phó với Trung Quốc, giới chuyên gia cho rằng, tân Tổng thống Mỹ Biden đang thực hiện lời hứa trong chiến dịch tranh cử của mình về việc thiết lập “liên minh rộng rãi các nền dân chủ” chống lại Trung Quốc.

Giới chuyên gia dự đoán vai trò của Lầu Năm Góc trong việc kiềm chế kinh tế và công nghệ của Trung Quốc sẽ gia tăng.

Mới đây, Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố thành lập nhóm đặc nhiệm mới nhằm đánh giá chiến lược đối với Trung Quốc. Đồng thời, lĩnh vực khuyến nghị ưu tiên là việc kiềm chế cạnh tranh công nghệ của Trung Quốc, sẽ được trình bày vào tháng 6.

Chuyên gia về châu Á Ely Ratner mới được bổ nhiệm làm người đứng đầu nhóm phản ứng nhanh, gồm 15 người bao gồm các chuyên viên từ Bộ quốc phòng và các cơ quan tình báo. Ông Ratner là trợ lý đặc biệt Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin và từng là phó cố vấn quốc phòng của Biden khi ông còn giữ chức phó tổng thống trong chính quyền Barack Obama.

Với sự tham gia của Lầu Năm Góc vào lĩnh vực kinh tế, rõ ràng là đối với Mỹ và phương Tây, ưu tiên trước hết là ngăn chặn Trung Quốc trở thành một đối thủ đáng gờm về kinh tế và công nghệ. Rõ ràng là vấn đề cạnh tranh kinh tế với Trung Quốc được đẩy lên vị trí hàng đầu và các vấn đề chính trị trong đối đầu với Bắc Kinh chỉ mang tính công cụ.

Mỹ thống lĩnh G7 đối đầu với Trung Quốc

Theo giới chuyên gia, do Bắc Kinh được coi là nguồn gốc của sự “thách thức kinh tế” đối với Hoa Kỳ nên không loại trừ việc Hoa Kỳ sẽ đề xuất với các đối tác G7 của mình hành động theo chính sách của Mỹ, nhằm ngăn chặn các doanh nghiệp Trung Quốc hàng đầu.

Do đó, G7 với Mỹ và toàn bộ các đồng minh là Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Anh, được coi là một nền tảng tốt để các nước phương Tây tiến hành các cuộc thảo luận sơ bộ về chính sách kinh tế mới nhằm kiềm chế Trung Quốc. Tiếp sau đó, các quy tắc và tiêu chuẩn được G7 xây dựng sẽ được áp dụng cho các nước vừa và nhỏ trong EU, cũng như các đồng minh khác của Mỹ.

Một mặt, đó là cấm cung cấp cho Trung Quốc công nghệ tiên tiến và linh kiện công nghệ cao, khiến các nhà sản xuất Đại lục không thể chế tạo sản phẩm hiện đại có chất lượng tương đương với phương Tây.

Mặt khác, đó là việc kìm hãm nhập khẩu từ Trung Quốc, trong những lĩnh vực mà Bắc Kinh đạt được nhiều thành tựu và các sản phẩm có khả năng cạnh tranh.

Ở đây có thể đề cập đến hành động phối hợp của G7 nhằm ngăn chặn các sản phẩm Trung Quốc xâm nhập thị trường phương Tây, tước đi lợi nhuận cao và hạn chế thị trường với các nhà sản xuất Trung Quốc.

Sự hình thành các cực về khoa học công nghệ

Những rào cản của phương Tây đối với thị trường công nghệ toàn cầu cũng sẽ là một trong những công cụ để kiềm chế Trung Quốc. Tuy nhiên, trên thực tế, Trung Quốc sẽ trở nên giàu có và mạnh mẽ hơn, sẽ ngày càng có nhiều cơ hội hơn để duy trì hợp tác toàn cầu trong lĩnh vực này.

Chuyên gia Alexandr Lomanov nhận xét, tất cả những bước đi này đang thúc đẩy sự hình thành một thế giới chia rẽ. Sẽ có những thị trường chung, những quy luật chung của thế giới, nhưng trong lĩnh vực nhạy cảm hiện đại, ngày càng hình thành nhiều thế giới công nghệ khép kín, cách biệt với nhau: Một bên là Hoa Kỳ, phương Tây và đồng minh của họ; bên khác, đó sẽ là Trung Quốc cùng đối tác ở Châu Âu, Châu Á, Châu Phi, Mỹ Latinh.

Có lẽ, Trung Quốc sẽ không buộc các đối tác của mình phải đưa ra lựa chọn rõ ràng, nhưng rõ ràng, phương Tây quyết tâm vạch ra những ranh giới phân chia mới, đưa ra những yêu cầu cứng rắn. Do đó, rất có thể những nước ở ngoài khu vực ảnh hưởng của phương Tây sẽ nghiễm nhiên trở thành đối tác về khoa học và công nghệ với Trung Quốc.

Và khi Trung Quốc càng trở nên giàu mạnh hơn, thì nước này càng có nhiều cơ hội để hỗ trợ các liên minh khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này, khiến sự phân cực ngày càng trở nên sâu sắc.

RELATED ARTICLES

Tin mới