Monday, September 30, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiĐằng sau cuộc diễn tập của quân đội TQ trên đảo Trí...

Đằng sau cuộc diễn tập của quân đội TQ trên đảo Trí Tôn

Một hành động trắng trợn của nhà cầm quyền Bắc Kinh hôm 3/3 vừa qua được coi là còn nghiêm trọng hơn nhiều so với “sự kiện tàu Hải Dương-981” năm 2014. Đây là bước leo thang quân sự mới hay là thái độ ngông cuồng nhằm phản ứng lại thái độ cứng rắn của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden?

Hành động nóng nhất gây căng thẳng trên Biển Đông của Trung Quốc là, hôm 3/3, Đài Truyền hình T.Ư Trung Quốc công khai đưa tin về cuộc diễn tập trái phép của các lực lượng hải quân, lục quân, không quân và thủy quân lục chiến nước này. Cuộc diễn tập được tiến hành ở đảo Trí Tôn, thuộc quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Một sự kiện ngẫu nhiên, cũng trong ngày 3/3, Tổng thống Mỹ Joee Biden công bố Chiến lược an ninh quốc gia tạm thời của Mỹ. Chiến lược này nêu rõ các ưu tiên chiến lược và an ninh của Tổng thống Biden, khẳng định sự hiện diện mạnh mẽ của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.  

Chiến lược này xác định dứt khoát: Trung Quốc xếp thứ 3 trong 5 thách thức chính đối với an ninh quốc gia Mỹ. Ngay lập tức, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng cho biết, Việt Nam hoan nghênh các sáng kiến đóng góp vào hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực, phù hợp với luật pháp quốc tế. Tuyên bố này khiến cho Bắc Kinh tức tối.

Cái lý của Hà Nội được diễn giải: Hiện nay đã và đang xuất hiện nhiều ý tưởng, sáng kiến hợp tác trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương do Mỹ và các nước trong Bộ tứ kim cương đề xuất. Thái độ của Việt Nam là ủng hộ sáng kiến này, bởi nó góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác ở khu vực, dựa trên luật lệ và tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng quyền và lợi ích của tất cả các quốc gia.

Vậy là Hà Nội đã tỏ rõ thái độ hơn so với các lần trước, ủng hộ Mỹ và “Bộ tứ” một cách đáng hoàng, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế. Điều đó khiến cho Bắc Kinh hết sức khó chịu, dù rằng từ lâu họ đã cho rằng Hà Nội đang tỏ vẻ thuận tình bắt tay Trung Quốc và “đi đêm” với Mỹ.

Vậy thực chất quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay là thế nào?

Trước hết cần xem xét thái độ của Bắc Kinh. Năm 2007,  Trung Quốc tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa. Từ đó đến nay nước này có nhiều “mũi giáp công” bắt nạt các nước nhỏ, quấy phá, uy hiếp an ninh trong khu vực Biển Đông. Chẳng hạn, họ liên tục điều các tàu chấp pháp, dân quân biển vào các vùng đặc quyền kinh tế của các nước láng giềng như Việt Nam, Philippines, Indoonsia, quấy nhiễu hoạt động khai thác dầu khí, đánh bắt hải sản của các quốc gia này.

Năm 2014 Trung Quốc ngang nhiên kéo giàn khoan Hải Dương- 981 vào thềm lục địa của Việt Nam. Mặc cho Hà Nội kiên trì đề nghị đàm phán, kiên trì không nổ súng để không mắc mưu hiểm của Tàu, Bắc Kinh đã 30 lần từ chối tiếp xúc.

Còn về sự kiện diễn tập quân sự hôm 3/3 vừa quan, tờ Hoàn Cầu của Trung Quốc cùng các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền ra rả nhằm phô diễn sức mạnh của quân đội Trung Quốc. Đương nhiên họ nói úp mở rằng, cuộc tập trận ở “vùng biển cách xa Hoa lục”. Song dù cố tình giấu diếm để khỏi bị Việt Nam lên án, cái địa điểm diễn tập cũng lộ ra rằng đó là  đảo Trí Tôn. Đảo này thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trung Quốc cướp được của chính quyền Việt Nam Cộng hòa vào năm 1974.

Theo các nhà phân tích, sự kiện Trung Quốc tập trận đổ bộ chiếm đảo tại đảo Trí Tôn lần này còn nghiêm trọng hơn so với vụ giàn khoan Hải Dương- 981 năm 2014. Lý do là: Trong vụ Hải Dương- 981, Trung Quốc tìm cách “khẳng định chủ quyền lãnh thổ và hải phận quốc gia” tại khu vực quần đảo Hoàng Sa (họ gọi là Tây Sa). Nhưng Trung Quốc đã thất bại vì bị Việt Nam kiên quyết phản đối bằng đấu tranh ngoại giao và đưa tàu cảnh sát biển ngăn chặn. Cuối cùng  dư luận thế giới đi đến một điểm thống nhát, quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ đang “có tranh chấp” chứ không phải “của Trung Quốc từ thời thượng cổ”.

Còn lần này, trong cuộc tập trận đổ bộ ở đảo Trí Tôn, quân đội Trung Quốc muốn dằn mặt Việt Nam, cũng như các quốc gia có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Trung Quốc. Đây cũng là phép thử đối với Tổng thống Mỹ Biden khi ông này ngồi ghế cao nhất trong Nhà trắng sắp tròn hai tháng.

Dự kiến sắp tới những hành động vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế ,đặc biệt là vi phạm Công ước quốc tế về luật biển (UNCLOS) của Trung Quốc sẽ gia tăng. Bởi Bắc Kinh muốn khẳng định tham vọng, sức mạnh của mình và uy tín của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Năm nay là năm kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Sang năm, 2022, là năm Tập Cận Bình hết nhiệm kỳ Chủ tịch nước thứ hai. Ông Tập đang cố ghi một dấu ấn về kinh tế hoặc quân sự để phô trương thanh thế, toan ngồi thêm ở chiếc ghế “lãnh chúa” trong một đảng độc quyền cai trị.

Biển Đông sẽ nóng và nóng hơn nhiều khi bắt đầu từ những tham vọng cá nhân, núp dưới vỏ bọc lợi ích quốc gia, dân tộc.

RELATED ARTICLES

Tin mới