Friday, January 10, 2025
Trang chủQuân sựĐối đầu Trung-Mỹ: Chiến tranh Lạnh và ngoại giao tên lửa

Đối đầu Trung-Mỹ: Chiến tranh Lạnh và ngoại giao tên lửa

Việc triển khai tên lửa Mỹ trên “Chuỗi đảo thứ nhất” và “Chuỗi đảo thứ hai” sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho khu vực.

Giới truyền thông mới đây đưa tin, quân đội Mỹ đã xin cấp 4,68 tỷ USD cho năm tài chính 2022 để thực hiện chương trình kiềm chế Trung Quốc, mà trọng tâm là kế hoạch triển khai tên lửa ở Thái Bình Dương.

Kế hoạch chi tiêu mới được cho là chủ yếu nhằm tăng cường khả năng đối phó với các mối đe dọa từ Trung Quốc, trong đó có việc triển khai các hệ thống vũ khí trên “Chuỗi đảo thứ nhất” (bắt đầu tại quần đảo Kuril, kết thúc ở Borneo và phần phía bắc của Philippines) và “Chuỗi đảo thứ hai” ở phía Tây Thái Bình Dương (từ quần đảo Ogasawara và quần đảo Volcano đến quần đảo Mariana là lãnh thổ của Hoa Kỳ).

Cụ thể là Hoa Kỳ đã vạch kế hoạch thiết lập mạng lưới tên lửa đạn đạo tầm trung trên “Chuỗi đảo thứ nhất” và xây dựng hệ thống phòng thủ chống tên lửa trên “Chuỗi đảo thứ hai”.

Khó triển khai ở “Chuỗi đảo thứ nhất” và “Chuỗi đảo thứ hai”

Theo chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin nhận xét rằng, việc thực hiện kế hoạch này của Mỹ có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng đối với cục diện địa-chính trị.

Quyết định này sẽ làm trầm trọng thêm cuộc cạnh tranh giành ảnh hưởng, trong đó Trung Quốc sẽ sử dụng các công cụ ảnh hưởng kinh tế, trong khi Hoa Kỳ có thể dựa vào các công cụ ảnh hưởng chính trị và quân sự. Kế hoạch này cũng có thể khiến Trung Quốc gia tăng số lượng vũ khí hạt nhân chiến lược và kích động Bắc Kinh hành động ở các vùng biển lân cận.

Việc triển khai các tên lửa chĩa mũi nhọn vào Trung Quốc, đặc biệt là các tên lửa hành trình được phóng từ mặt đất và các tên lửa đạn đạo tầm trung mang đầu đạn siêu thanh trên chuỗi đảo thứ nhất đòi hỏi phải tạo ra một cơ sở hạ tầng bao gồm các căn cứ tên lửa.

Ngoài các căn cứ, nơi các hệ thống tên lửa di động sẽ được bố trí, cần phải tạo ra các khu vực tuần tra và các vị trí khác nhau để thực hiện nhiệm vụ chiến đấu và phóng tên lửa.

Những kinh nghiệm của Nga trong lĩnh vực sử dụng các hệ thống tên lửa di động cho thấy rằng, các căn cứ như vậy chiếm diện tích rất lớn. Nếu không, rất khó để đảm bảo bí mật của chúng, mà đây là biện pháp bảo vệ duy nhất của các hệ thống như vậy.

Việc bố trí các hệ thống tên lửa di động làm nhiệm vụ ngăn chặn Trung Quốc sẽ đòi hỏi phải sở hữu những vùng đất lớn, khiến ở đây có thể xuất hiện những vấn đề trong quá trình nhận sự chấp thuận chính trị về việc triển khai các căn cứ.

Những quốc gia này đang gặp phải vấn đề quá tải dân số trầm trọng và giá đất tăng cao, nên sẽ rất khó tìm kiếm những khu đất để bố trí các tên lửa. Nghiêm trọng hơn nữa sẽ là vấn đề phản kháng từ cư dân địa phương, những người mà tài sản của họ có thể mất giá nghiêm trọng nếu ở gần căn cứ quân sự.

Tên lửa có thể được triển khai ở Nhật Bản?

Trong trường hợp của Nhật Bản, địa điểm tiềm năng để triển khai hệ thống tên lửa là những hòn đảo xa xôi ở phía Nam Nhật Bản vốn có rất ít hoặc không có dân cư. Nhưng, ngay cả trong trường hợp này sẽ có vấn đề đảm bảo đủ bí mật cho các hệ thống tên lửa.

Có lẽ người Mỹ sẽ cố gắng giải quyết phần nào vấn đề bảo đảm an toàn bằng cách triển khai các hệ thống phòng không và chống tên lửa đủ mạnh để làm “khiên chống trời” bảo vệ nó.

Kinh nghiệm triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD ở Hàn Quốc cho thấy rằng, để đáp trả những hành động đó, Trung Quốc đã sẵn sàng sử dụng các biện pháp gây sức ép kinh tế và chính trị đau đớn.

Giới phân tích cho rằng, có vẻ như ở thời điểm hiện tại Nhật Bản vẫn chưa sẵn sàng thực hiện những bước đi như vậy. Tuy nhiên, đến năm 2025, khi kế hoạch triển khai tên lửa Mỹ sẽ được xây dựng chi tiết hơn ở cấp độ thực hiện, tình hình có thể thay đổi.

Một địa điểm khác để triển khai hệ thống tên lửa có thể là Philippines, quốc gia có diện tích rộng lớn với giá đất thấp hơn và dân số nghèo hơn. Tuy nhiên, sau khi ông Rodrigo Duterte lên nắm quyền, Manila thực thi chính sách đối ngoại đa vector và chưa sẵn sàng tiếp nhận hệ thống vũ khí của Mỹ.

Nhưng tình hình ở đây cũng có thể thay đổi sau một vài năm, sau khi nhà lãnh đạo khác lên cầm quyền và Hoa Kỳ sẽ nỗ lực đáng kể để đạt được mục tiêu này.

Gia tăng căng thẳng

Nếu Mỹ triển khai các tên lửa, Trung Quốc sẽ cố gắng đáp trả động thái này bằng cách tăng đáng kể số lượng tên lửa tầm trung chĩa mũi nhọn vào các căn cứ Mỹ trong khu vực. Đồng thời, Trung Quốc sẽ tăng cường nỗ lực bảo vệ các căn cứ tên lửa ICBM của họ.

Do đó, việc triển khai các tên lửa tầm trung trên các đảo, hoặc thậm chí mới chỉ là thảo luận về kế hoạch này, cũng có thể khiến Trung Quốc gia tăng kho vũ khí hạt nhân, chủ yếu là tên lửa đạn đạo liên lục địa cơ động và tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân.

Do đó, châu Á có thể bước vào kỷ nguyên “ngoại giao tên lửa”, gợi nhớ đến tình hình châu Âu trong thời Chiến tranh Lạnh.

RELATED ARTICLES

Tin mới