Saturday, January 4, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiTQ đang trở thành “nước phát xít mới”

TQ đang trở thành “nước phát xít mới”

Chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai chủ yếu là chiến tranh xâm lược. Sau chiến tranh thế giới thứ hai đây đó vẫn còn xung đột và chiến tranh nhưng nguyên nhân chủ yếu là do mẫu thuẫn ý thức hệ giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội.

Ảnh minh họa

Riêng Trung Quốc từ sau năm 1949, mang danh là nước xã hội chủ nghĩa nhưng lại có tư tưởng phát xít mới, liên tục gây chiến nhằm xâm chiến lãnh thổ của các nước láng giềng.

Ngay sau khi thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Bắc Kinh đã bất chấp lịch sử, bất chấp luật pháp quốc tế, ngang nhiên tuyên bố toàn bộ lãnh thổ Mông Cổ vốn thuộc về Trung Quốc. Thực tế lịch sử là sau khi Mông Cổ chinh phục Trung Quốc và thành lập nhà Nguyên thi toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc thuộc quyền cai trị của người Mông Cổ. Khi nhà Nguyên suy yếu, người Trung Quốc giành lại quyền cai trị đã nhập một phần lớn lãnh thổ Mông Cổ vào Trung Quốc. Những năm sáu mươi của Thế kỷ XX, cả Trung Quốc và Mông Cổ đều là nước xã hội chủ nghĩa nhưng Trung Quốc vẫn âm mưu thôn tính Mông Cổ với tuyên bố lãnh thổ Mông Cổ vốn là của Trung Quốc. Cuộc đấu tranh phân định chủ quyền lãnh thổ giữa hai nước kéo dài hàng chục năm, với sự can thiệp của Liên Xô và nhiều nước, người Mông Cổ mới giữa được phần chủ quyền quốc gia như hiện nay.

Những năm sáu mươi của thế kể XX, mặc dù trước đó chịu ơn nhiều sự giúp đỡ của Liên Xô mới giành được chính quyền và tiềm lực quân sự còn kém xa Liên Xô, nhưng Trung Quốc đã gây chiến tranh hòng xâm lấn một phần lãnh thổ Liên Xô. Cuộc chiến tranh này, Trung Quốc bị thất bại nặng nề làm cho mâu thuẫn Xô – Trung ngày càng gay gắt.

Ấn Độ và Trung Quốc là hai nước láng giềng, có số dân đông nhất, nhì thế giới. Các nhà lãnh đạo Ấn Độ luôn có thái độ ôn hoà trong quan hệ quốc tế và có thái độ khá thân thiện với các nước xã hội chủ nghĩa trong đó có Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc liên tục gây chiến tranh giành lãnh thổ với Ấn Độ ỏ vùng Hymalaya. Cuộc chiến này cho đến nay càng trở lên gay gắt.

Trong lịch sử, Trung Quốc đã từng thực hiện 14 cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, từng thống trị Việt Nam hàng nghìn năm và xâm chiếm của Việt Nam một phần lãnh thổ rộng lớn. Khi hai nước cùng đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, Việt Nam muốn xây dựng quan hệ tốt đẹp, tin cậy với Trung Quốc. Nhưng lợi dụng khi Việt Nam có chiến tranh Trung Quốc đã đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Năm 1975 Việt Nam thống nhất, người Việt Nam lúc đó đã tưởng rằng vĩnh viễn sẽ không còn lo ngại bị nước nào xâm lược, thì năm 1979 Trung Quốc gây ra chiến tranh biên giới nhằm thôn tính Việt Nam. Trước sự kháng cự quyết liệt của Việt Nam Trung Quốc buộc phải rút quân với tuyên bố “dậy cho Việt Nam một bài học” và cho đến nay vẫn chiếm giữ nhiều vùng đất vốn thuộc chủ quyền Việt Nam. Không dừng lại, đến năm 1984 Trung Quốc tiếp tục đánh chiến nhiều đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam và ngang nhiên tuyến bố chủ quyền.

Trung Quốc thực hiện cải cách mở cửa, tận dụng sự đầu tư của Mỹ, Nhật và các nước đã phát triển nhanh chóng cả về kinh tế và quân sự. Khi đủ mạnh Trung Quốc thực hiện ngay việc tranh chấp chủ quyền biển đảo với Nhật Bản.

Trung Quốc có chung đường biển giới với 14 nước, trong mấy chục năm qua, Trung Quốc đã gây hấn đòi chiếm lãnh thổ của 13 nước.

Hiện nay với vị thế là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và có tiềm lực quân sự to lớn Trung Quốc đang dùng chính sách đầu tư, đưa các nước vào bẫy nợ và buộc phải phụ thuộc Trung Quốc, nhiều cảng biển và nhiều vùng đất của những nước này sẽ thuộc quyền sử dụng lâu dài của Trung Quốc.

Âm mưu và hành động của Trung Quốc trong thời gian vừa qua đã chứng minh rõ ràng Trung Quốc đang trở thành nước phát xít mới.

RELATED ARTICLES

Tin mới