Tuesday, November 26, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiLần đầu tiên NATO lên tiếng mạnh mẽ ngăn chặn TQ “bắt...

Lần đầu tiên NATO lên tiếng mạnh mẽ ngăn chặn TQ “bắt nạt các nước trên thế giới”

NATO là liên minh quân sự của 30 quốc gia Châu Âu và Bắc Mỹ, nòng cốt là các nước Mỹ, Đức, Pháp, Anh.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg kêu gọi Mỹ và đồng minh châu Âunên sửa chữa mối quan hệ
để ngăn chặn Trung Quốc bắt nạt các nước

Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, NATO là đối trọng bảo vệ các nước trong khối trước các nước thuộc khối VACSAVA gồm Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Sau khi Liên Xô tan rã, một số nước Đông Âu đã tình nguyện gia nhập NATO thoát ly khỏi ảnh hưởng của Nga. Vì thế, NATO ngày càng có vị trí quan trọng trong quân sự thế giới. Để duy trì hoạt động của NATO, Mỹ có vai trò quan trọng số một vì là nước đóng góp kinh phí và vũ khí lớn nhất.

Khối VACSAVA tan rã, NATO không còn đối thủ, nhưng vẫn coi nguy cơ tiềm tàng của NATO là sức mạnh quân sự của Nga và tìm cách lôi kéo các nước Đông Âu thoát lý khỏi ảnh hưởng quân sự của Nga đặc biệt là trong việc mua sắm vũ khí.

Mặc dù là liên minh quân sự mạnh nhất thế giới, ba mươi năm qua NATO gần như không quan tâm đến sự lớn mạnh của Trung Quốc trong lĩnh vực quân sự, mặc cho Trung Quốc làm mưa làm gió bắt nạt các nước yếu hơn ở Đông Nam Á và Bắc Á. Thậm chí còn coi sự trỗi dậy về quân sự của Trung Quốc sẽ làm đối trọng với Nga. Không chỉ trong quân sự mà trong kinh tế, thị trường hơn một tỷ dân của Trung Quốc có sức hấp dẫn mạnh mẽ với các nước NATO, Mỹ, Đức, Anh là những nước có quan hệ kinh tế sâu rộng với Trung Quốc. Lợi ích kinh tế đã buộc NATO làm ngơ về quân sự của Trung Quốc chỉ đến khi Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và đầu tư vào quân sự hiện nay cũng đúng thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ thì NATO mới giật mình.

NATO ủng hộ Mỹ can thiệp vào Iraq, Siry, nhưng không hề lên tiếng khi Trung Quốc ủng hộ chế độ diệt chủng ở Campuchia. Trung Quốc gây hấn và tuyên bố phi lý tới hơn 80% diện tích ở Biển Đông, đòi chủ quyền đảo Điếu Ngư của Nhật Bản, NATO cũng không có hành động phản đối nào. Kể cả khi Philippine thắng kiện Trung Quốc ở Toà trọng tài quốc tế nhưng Trung Quốc không chấp nhận phán quyết của Toà trọng tài thì NATO cũng giữ thái độ im lặng.

Tổng thống Trump lên nắm quyền đã tìm mọi cách vạch rõ âm mưu của Trung Quốc và có hành động bênh vực một số nước trước sự đe doạ của Trung Quốc.Nhưng vì Trump lại tuyên bố sẽ cắt giảm kinh phí đóng góp cho NATO nên NATO cũng không mặn mà ủng hộ Mỹ trọng việc ngăn chặn nguy cơ Trung Quốc.

Vừa qua khi Tổng thống Biden tiếp tục đường lối chống lại Trung Quốc của Trump và tuyến bố sẽ quay lại đầu tư vào NATO và mong muốn Liên minh Châu Âu cùng Mỹ chống Trung Quốc thì NATO mới lần đầu tiên bày tỏ sự lo ngại trước sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Phát biểu trước Uỷ ban an ninh và đối ngoại Nghị viện Châu Âu, ông Stoltenberg, Tổng thư ký NATO đã kêu gọi Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) cải thiện quan hệ nhằm ngăn chặn động thái của Trung Quốc mà ông cáo buộc là “bắt nạt các nước khắp thế giới”.

Tổng thư ký NATO còn cáo buộc Trung Quốc có hành động “phá hoại pháp quyền” và ông cho rằng: “nếu quý vị lo ngại về sự trỗi dậy của sức mạnh quân sự và kinh tế Trung Quốc, thì việc chúng ta, các nước Châu Âu và Bắc Mỹ tại NATO phải sát cánh cùng nhau”. Đồng thời ông Stoltenberg còn kiến nghị NATO nên hợp tác với các đối tác ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nếu muốn ngăn chặn Trung Quốc “bắt nạt các nước trên thế giới”.

RELATED ARTICLES

Tin mới