Trung Quốc muốn loại bỏ hai bên đối trọng hiện tại ở khu vực cũng như một đối thủ cạnh tranh là Ấn Độ. Việc loại bỏ Mỹ khỏi Biển Đông sẽ đe dọa đến vị thế rộng hơn của Mỹ khu vực Đông Á.
Chiến thuật: Cô lập khu vực khỏi các cường quốc
Điều đó có thể phá hoạt uy tín của Mỹ trong vai trò là bên đảm bảo an ninh và có thể làm suy yếu các đồng minh khu vực vì những đồng minh của Mỹ có thể lo ngại rằng, họ có thể không thể dựa vào sự đảm bảo của Mỹ được nữa. Điều đó cũng làm suy yếu sự răn đe của Mỹ vì Mỹ đã thất bại trong việc đáp trả lại thách thức, tạo ra sự khuyến khích cho những thách thức tương lai.
Bắc Kinh cũng hy vọng làm suy yếu Nhật Bản, đồng minh thân cận nhất của Mỹ. Ở đây, Trung Quốc sử dụng hai phương pháp. Trước tiên, Trung Quốc thường xuyên nhắc lại sự tàn bạo của Nhật trong Thế chiến thứ hai. Thứ hai, Trung Quốc đưa ra viện trợ quốc tế nhiều hơn Nhật Bản, nhưng không gắn với các điều kiện quản trị tốt, chống tham nhũng và những điều kiện được quốc tế thừa nhận khác để lấy lòng các nước trong khu vực, đặc biệt là các chế độ độc đoán và những nền dân chủ lỏng lẻo dễ dẫn đến tham nhũng. Những chính sách này đe dọa đến quản trị tự do và trật tự thế giới tự do.
Về lâu dài, Bắc Kinh lo ngại Ấn Độ hơn Nhật Bản. Bị sa lầy vào suy thoái kinh tế trong nhiều năm nay, dân số của Nhật Bản đang già hóa, bị thu hẹp và không có vũ khí hạt nhân. Ấn Độ đối nghịch về mọi mặt, và có chung biên giới với Trung Quốc. Vì thế, Trung Quốc tập trung làm suy yếu Ấn Độ và kiềm chế nước này.
Chính sách Ấn Độ của Trung Quốc bắt đầu từ Pakistan, theo đó, Trung Quốc hỗ trợ ngoại giao, kinh tế và công nghệ hạt nhân cho nước này, qua đó làm cho Ấn Độ không tập trung được vào Trung Quốc. Có những sự quả quyết của Trung Quốc được lặp đi lặp lại rằng, Trung Quốc sẽ giúp Pakistan đạt được vũ khí hạt nhân và tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân. Cũng có một số lập luận rằng, Trung Quốc đã bí mật thử vũ khí cho Pakistan.
Trung Quốc cũng đã tiến hành thỏa thuận với các nước láng giềng Ấn Độ với hy vọng làm suy yếu Ấn Độ. Ví dụ, năm 2014, Tập Cận Bình đã ghé thăm Sri Lanka để ký kết hàng loạt thỏa thuận về việc chấm dứt sự thống trị của Ấn Độ đối với quốc đảo này và thay thế Ấn Độ trở thành đối tác chính trị của Sri Lanka. Trung Quốc cũng giành quyền kiểm soát càng Hambantota của Sri Lanka tháng 11 năm 2017 qua hợp đồng thuê 99 năm.
Trung Quốc cũng đã hỗ trợ Sri Lanka trong việc chống lại các yêu cầu từ phương Tây điều tra cái chết của các thường dân trong cuộc nội chiến của nước này, qua đó cung cấp các vốn chính trị cho Colombo. Rộng hơn, Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc đe dọa tạo ra vành đai biển bao vây Ấn Độ. Ví dụ, Trung Quốc đã dùng các khoản nợ để kiểm soát các vị trí quan trọng ở Djibouti và Maldives.
Trung Quốc cũng lặp lại các chiến thuật thử phản ứng. Chính sách của Trung Quốc đối với Đài Loan cũng giống chiến thuật làm suy yếu Nhật Bản ở Biển Đông và xung quanh Ấn Độ. Những chính sách đó vẫn tiếp tục đến nay, ở thời điểm mà Trung Quốc cố gắng để thôn tính Đài Loan khi một lãnh đạo thân Trung Quốc đương nhiệm (ví dụ như Mã Anh Cửu) và cô lập Đài Loan khi một chế độ không thân thiện cầm quyền (ví dụ như Thái Anh Văn) mọi lúc đều gia tăng áp lực quan sự lên Đài Loan. Các nước ASEAN cũng đối mặt với những áp lực tương tự. Trung Quốc sử dụng đồng minh của mình là Campuchia, Lào ở ASEAN để ngăn các thỏa thuận đa phương trong chính sách về Biển Đông. Trong nội khối ASEAN, Trung Quốc nỗ lực cô lập các thành viên để tiến tới đàm phán song phương (điều này diễn ra với Việt Nam, Philippines và Indonesia). Những chính sách làm suy yếu cơ sở hạ tầng chính trị tự do đã và đang tồn tại ở khu vực.
Chiến thuật thuyết phục kinh tế
Tại cùng thời điểm, Bắc Kinh nỗ lực chia cắt các nước Trung Quốc cũng dùng sức mạnh kinh tế của mình để thực hiện các mục đích chiến lược. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất đối với các nước khác. Trung Quốc thường đưa ra các khoản viện trợ ngay cả đối với những đối thủ của mình với hy vọng kéo họ về quỹ đạo của Bắc Kinh. Điều nay đã đặc biệt gây rối loạn cho các nền dân chủ hoặc các nước đang nỗ lực hướng tới xây dựng nền dân chủ. Ở những nước này, Trung Quốc có thể chờ cơ hội tốt cho đến lúc một chính phủ có lợi cho Trung Quốc được bầu lên, sau đó, củng cố thêm mối liên kết và sự phụ thuộc của nước đó vào mình như trường hợp của Philippines.
Người Philippines tiết lộ “ván cờ lâu dài” của Trung Quốc. Philippines đã cho thấy sự dễ dàng bị ảnh hưởng bởi tham nhũng trong Chính phủ của mình. Vào đầu những năm 2000, Tổng thống Arroyo đã phê duyệt hàng loại các dự án có ít lợi ích lâu dài cho Philippines. Ví dụ, dự án nghiên cứu địa chấn chung (JMSU) giữa Philippines, Việt Nam và Trung Quốc, được khởi xướng bởi Philippines, đã vi phạm quy tắc bất thành văn của ASEAN là tránh các cuộc đàm phán song phương với Trung Quốc, vì thế làm suy yếu ASEAN, và có nguy cơ nhượng bộ lãnh thổ của Philippines.
Có vẻ như JMSU dựa vào khoản vay vốn chắp vá không rõ ràng từ phía Trung Quốc. “Hợp tác kinh tế song phương” tương tự xảy ra vào năm 2006 khi Philippines tìm kiếm viện trợ của Trung Quốc. Trong khi Ngân hàng Thế giới đã chuẩn bị cho Philippines vay khoảng 200 triệu USD và cho Nhật Bản vay 1 tỷ USD, Trung Quốc đã nhảy vào với đề nghị cho vay 2 tỷ USD một năm cho đến năm 2010 từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu của nước này. Khoản viện trợ này không có các điều kiện ràng buộc như các khoản viện trợ của ngân hàng phương Tây, dễ dẫn đến tham nhũng hơn và để Trung Quốc có thể tự thầu khoán và sử dụng lực lượng lao động của mình.
Tuy nhiên, những dự án khác khởi xướng bởi Tổng thống Arroyo bao gồm mạng lưới băng thông rộng quốc gia và dự án đường sắt phía Bắc mỗi dự án được viện trợ tài chính qua các khoản cho vay mềm của Trung Quốc. Mặc dù các học giả, công chúng, những người lập pháp đối lập và các tòa án cố gắng để xóa bỏ các thỏa thuận này song một số thỏa thuận vẫn còn tồn tại và Trung Quốc từng bước tiến gần hơn tới việc bắt Philippines phải lệ thuộc.
Sự mở rộng từng bước của chủ nghĩa độc tài và tham nhũng càng rõ ràng hơn dưới thời của Chính quyền Tổng thống Rodrigo Duterte. Tòa trọng tài theo điều khoản của UNCLOS đã đưa ra phán quyết chống lại hầu như gần hết các yêu sách của Trung Quốc vào tháng 7/2016. Tòa chỉ trích Trung Quốc ngăn cản Philippines tiếp cận Vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Tuy nhiên, Trung Quốc không ngăn chặn các nước bày tỏ quan điểm ủng hộ các quyết định của tòa, mà còn tạo ra một cú xoay chuyển ngoạn mục khi thuyết phục vị Tổng thống mới của Philippines ngăn chặn các chỉ trích từ phía ASEAN về việc xây dựng đảo của Trung Quốc. Duterte đã dẫn ra các khoản vay hàng tỷ từ phía Trung Quốc nhưng đó là cái giá rất nhỏ để đạt được kiểm soát Vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, đặc biệt là khi các khoản nợ này phải được trả lại hoặc Trung Quốc sẽ tiến hành chiếm hữu các tài sản khác quan trọng của Philippines.
Dưới thời Duterte, Philippines đã trở nên bạc nhược đến nỗi nước này đã dừng thi công trên một bãi cát gần đảo Thị Tứ do Philippines chiếm đóng, đảo tự nhiên lớn thứ hai của Trường Sa. Dù lập luận của Philippines là gì đi nữa thì cũng không thỏa đáng, và càng làm cho cuộc tấn công của Trung Quốc trên Biển Đông và đối với trật tự thế giới tự do diễn ra mạnh hơn.
Trung Quốc cũng có chiêu trò tương tự với Đài Loan. Khi Chính phủ thân thiện lên nắm quyền. Trung Quốc làm mọi thứ có thể để tạo ra sự phụ thuộc từ phía Đài Loan. Khi một chính phủ không thân thiện lên nắm quyền, Trung Quốc chuyển sang cô lập, đe dọa và làm cho sự cùng tồn tại của hai bên càng khó khăn hơn. Một lần nữa, chính xã hội dân sự đã vươn lên để ngăn chặn các thỏa thuận đặc biệt nghiêm trọng, như Hiệp ước Thương mại dịch vụ xuyên eo biển năm 2014.
Thỏa thuận này khiến nhiều người Đài Loan sợ hãi, cả về lý do kinh tế và an ninh. Phong trào biểu tình Hoa Hướng Dương của sinh viên nhận thấy, đây là một mối đe dọa đối với doanh nghiệp địa phương và nền dân chủ, đã ra sức ngăn chặn Hiệp ước. Tuy nhiên, không thể chắc chắn được, liệu xã hội dân sự sẽ có thể ngăn chặn được bao nhiêu lần nữa những hiệp ước ngọt ngào này giữa Trung Quốc và giới tinh hoa tham nhũng. Trung Quốc giữ bí mật các hiệp ước này khi có thể vì nước này hiểu rằng, nhìn chung, dân chúng sẽ không ủng hộ. Trung Quốc đã tuyên bố hội nhập kinh tế sẽ xảy ra trước khi có giao thoa về chính trị, nên những hiệp ước này thực sự là những bước tiến tới đồng hóa chính trị.
Tại thời điểm mua chuộc kinh tế xảy ra, “ngoại giao nụ cười” cũng đang được thực hiện. Ở đây, Trung Quốc đưa ra các biện pháp trấn an khác nhau về chính trị đối với các nước láng giềng ngay cả khi Trung Quốc có những bất đồng lớn về tự do hàng hải. Ngoại giao nụ cười thường diễn ra tại các diễn đàn đa phương và ít tốn kém. Ví dụ, Trung Quốc tổ chức APEC vào tháng 11 năm 2014 và đã rời Ấn Độ đến để bày tỏ sự ủng hộ của mình đối với việc chào mừng Ấn Độ tham gia APEC. Trung Quốc cũng tiến hành tương tự với Mông Cổ.
“Năm 2003, Trung Quuốc trở thành cường quốc đầu tiên gia nhập Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác tại Đông Nam Á ký kết năm 1976. Năm 2002, Trung Quốc và ASEAN ký kết Tuyên bố về Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông với các bên yêu sách đối với Trường Sa và những khu vực chồng lấn bên ngoài”.
Năm 2017, sau trì hoãn kéo dài 15 năm cho phép Trung Quốc giành kiểm soát trên Biển Đông, Trung Quốc đã tuyên bố “thỏa thuận khung” cho Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) theo sau DOC. Thật nực cười nếu thỏa thuận này không phải là bi kịch đối với trật tư thế giới tự do.
Trong khi Trung Quốc thực hiện ngoại giao nụ cười, xây dựng các mối quan hệ kinh tế, và nỗ lực để lan tỏa quyền lực mềm khắp Châu Á, bên dưới lớp gang tay nhưng là sự cưỡng ép. Sự cưỡng ép không nhất thiết phải về quân sự, quy mô thị trường của Trung Quốc có thể tạo ra các mối đe dọa về kinh tế. Trung Quốc có thể thao túng quyền tiếp cận vào thị trường của mình hơn các nước dân chủ khác, bởi vì các điều luật ở Trung Quốc rất yếu và các nhà lãnh đạo dễ dàng thay đổi luật pháp hoặc sử dụng hệ thống quan lieu để thay đổi các quy tắc theo ý muốn.
Một số ví dụ gần đây như việc cấm các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước thuê các công ty tư vấn nước ngoài và cấm các cơ quan chính phủ mua hệ điều hành mới nhất của Microsoft cho thấy những nguy cơ mà các công ty nước ngoài sẽ phải đối mặt khi đầu tư vào Trung Quốc. Các hành động của Trung Quốc trong việc hạn chế xuất khẩu đất hiếm và hạn chế nhập khẩu chuối Philippines đã làm rõ hơn cách tiếp cận ép buộc. Việc bắt nạt về kinh tế thường xảy ra đồng thời với thái độ không nhân nhượng và bác bỏ các thể chế tự do.