Tuesday, November 26, 2024
Trang chủBiển nóngLiệu Hải quân TQ có cạnh tranh được với Mỹ

Liệu Hải quân TQ có cạnh tranh được với Mỹ

Trung Quốc lên kế hoạch thêm các tàu sân bay cỡ nhỏ và hình thành ít nhất 6 nhóm tác chiến tàu sân bay vào năm 2035, nhưng đối mặt với nhiệm vụ quan trọng là duy trì số lượng đủ mỗi loại tàu.

Nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc

Hải quân Trung Quốc đã trải qua quá trình tăng cường sức mạnh đáng kể, trong đó Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ước tính rằng lực lượng này sẽ nhận thêm gần 100 chiến hạm mới từ nay cho đến năm 2030, nâng tổng số lượng chiến hạm trong lực lượng chiến đấu lên con số 425.

Một phần động lực của quá trình này chính là để bắt kịp nước Mỹ – bên hiện có 11 hàng không mẫu hạm (vượt Trung Quốc tới 9 chiếc) và hơn một chục tàu tấn công lưỡng cư để hỗ trợ các chiến lược toàn cầu của họ.

Nhưng theo một nguồn tin quân sự và các nhà quan sát, chiến lược của Bắc Kinh không chỉ phụ thuộc vào số lượng tàu, mà còn phải đảm bảo sự phối hợp giữa các hạm đội sao cho cần bằng, để tránh phải gánh vác một hạm đội quá hao tổn chi phí.

Trung Quốc mới đây đã biên chế tàu tấn công lưỡng Type 075 đầu tiên, mà một số nguồn tin nói rằng sẽ được sử dụng như một tàu sân bay mini.

Một số báo cáo trước đây cho biết, các tàu hải quân mới của Trung Quốc còn bao gồm 4 tàu sân bay thế hệ mới, số lượng chưa xác định các tàu ngầm chiến lược và tàu ngầm nguyên tử thế hệ mới, cũng như nhiều tàu tấn công lưỡng cư và các mẫu Type 076 được nâng cấp.

Tất cả số chiến hạm trên sẽ thêm vào 6 nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm vào năm 2035, làm dấy lên quan ngại về khả năng Trung Quốc áp dụng một chiến lược toàn cầu giống như của Mỹ hay thậm chí của Liên Xô trước kia – trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh đã chế tạo hơn 200 tàu ngầm nguyên tử để đối phó với các tàu sân bay của Mỹ.

Tuy nhiên, SCMP dẫn một nguồn tin quân sự nói rằng Hải quân của PLA (PLAN) sẽ không áp dụng những mô hình như vậy, mà chỉ ddownw giản là đang đánh giá xem số lượng tàu mặt nước và tàu ngầm nguyên tử như thế nào là đủ để bảo vệ lợi ích quốc gia ở trong và ngoài nước.

“Trung Quốc giờ đã có đủ số lượng chiến hạm mặt nước, như các khu trục hạm, tuần dương hạm và tàu hộ tống, nhưng số lượng tàu sân bay và tàu ngầm chạy bằng năng lượng nguyên tử cần phải được tăng thêm” – nguồn tin giấu tên nói với SCMP.

Nhà quan sát quân sự ở Macau, Antony Wong Tong, nói rằng nhiệm vụ chế tạo một hạm đội cân bằng chính là thách thức lớn nhất đối với tất cả các siêu cường. Ông nói rằng, một trong những nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ của Liên Xô chính là chiến lược chế tạo tàu ngầm nguyên tử quá tốn kém.

“PLAN không thể nào sao chép chiến lược tàu sân bay của Mỹ được. Mỹ có một số căn cứ hải quân khổng lồ ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, trong đó có căn cứ ở Guam, Diego Garcia trên Ấn Độ Dương, và trụ sở của Hạm đội 7 ở Yokosuka (Nhật Bản), cho phép họ hình thành nên các vòng cung vây hãm Trung Quốc đang trôi dậy” – ông Wong nói, nhắc tới cái gọi là chiến lược chuỗi đảo nhằm vào các nước đồng minh của Liên Xô ở châu Á trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh.

“Không giống như các chiến hạm mặt nước khác, cả tàu san bay nguyên tử và tàu ngầm nguyên tử đều cần có nhiều cảng được xây dựng đặc biệt, nơi chúng có thể cập bến, nhận hỗ trợ hậu cần và bảo trì khi di chuyển tới khu vực xa cảng nhà. Nhưng đến hiện tại, Trung Quốc mới chỉ xây dựng được đồn trú quân sự đầu tiên và duy nhất ở nước ngoài, là Djibouti (thuộc Sừng châu Phi)” – ông cho biết thêm.

Vị chuyên gia cũng nói rằng, Bắc Kinh đã có kế hoạch thiết lập nhiều đồn trú quân sự ở Myanmar, Pakistan và nhiều quốc gia châu Phi thân Bắc Kinh trong khoảng những năm 1990, thời điểm mà Trung Quốc trở thành một nhà nhập khẩu dầu, nhưng tiến trình này bị hạn chế trong suốt 2 thập kỷ sau đó.

“Bên cạnh lý thuyết “mối đe dọa Trung Quốc” thì chính sách ngoại giao Chiến Lang của Bộ Ngoại giao Trung Quốc chính là nguyên nhân khiến cho ngày càng có nhiều quốc gia tỏ ý nghi ngờ về những tham vọng của Trung Quốc ẩn đằng sau sự tăng cường sức mạnh hải quân của họ” – ông Wong nói.

Trong nỗ lực xây dựng một lực lượng hải quân hung mạnh, Bắc Kinh đã điều chỉnh chính sách quân sự vào năm 2015, nhấn amnhj hơn vào các việc bảo vệ tích cực các vùng biển ngoài khơi và xa bờ.

“Trong tương lai gần, việc bảo vệ các vùng biển ngoài khơi và vùng biển xa bờ đều mang tầm quan trọng chiến lượng như nhau” – Collin Koh, chuyên gia phân tích an ninh hàng hải thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, nói – “Điều này được thực hiện là nhờ khả năng hoạt động ở vùng biển xa bờ ngày càng tăng của PLAN, chưa kể tới khả năng của hàng không mẫu hạm”.

Ông Koh nói thêm, trong thời bình hiện tại, PLAN có thể đảm bảo được quyền tiếp cận tới các cơ sở ở các nước thân với Bắc Kinh như Pakistan, Sri Lanka và Bangladesh, thậm chí là Iran, cũng như một số nước khác ở Trung Đông và Đông Phi thông qua các khoản đầu tư kinh tế. Nhưng điều này lại không bền vững trong thời chiến.

PLAN hiện sở hữu 2 tàu sân bay là Liêu Ninh và Sơn Đông. Con tàu sân bay thứ ba được trang bị hệ thống máy phóng điện từ, dự kiến sẽ được khởi động trong năm nay.

Viễn cảnh chiến tranh dễ xảy ra nhất chính là PLA khởi động cuộc chiến với Đài Loan, bởi Bắc Kinh xem hòn đảo này là một vùng lãnh thổ không thể tách rời và không loại trừ khả năng dùng vũ lực để tái thống nhất.

Tất cả các tàu cỡ lớn và các tàu tấn công lưỡng cư dự kiến sẽ tham gia vào bất kỳ cuộc xung đột nào xung quanh Đài Loan.

“Chúng ta có thể thấy Liêu Ninh và Sơn Đông được sử dụng để huấn luyện và thử nghiệm các hệ thống vũ khí trên tàu, điều này chỉ ra rằng chúng vẫn sẽ hoạt động như những tuần dương hạm của Liên Xô trong Thế chiến II” – Lu Li-shih, cựu giáo quan tại Học viện Hải quân Đài Loan ở Kaohsiung, nói – “Các tàu sân bay của PLAN không thể cạnh tranh với các tàu tấn công lớp Nimitz của Mỹ…đương nhiên, chính sách quốc phòng tương lai của Bắc Kinh sẽ rõ ràng hơn khi mà họ công khai chi tiết về tàu sân bay thứ ba của mình”.

RELATED ARTICLES

Tin mới