Friday, January 3, 2025
Trang chủNhìn ra thế giớiLiên minh chống TQ ngày một đông

Liên minh chống TQ ngày một đông

Khi mối đe dọa của ĐCSTQ ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương ngày càng gia tăng, “Đối thoại An ninh Bộ tứ” (QUAD) giữa Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc càng trở nên quan trọng hơn trong việc chống lại tham vọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Liên minh chống ĐCSTQ có dấu hiệu đông lên, Bắc Kinh lại ‘nhảy cẫng’

Không chỉ hợp tác chặt chẽ trong các lĩnh vực kinh tế, quân sự và chuỗi cung ứng mà Hoa Kỳ, Nhật Bản còn tích cực mời thêm các quốc gia khác tham gia vào liên minh này hoặc tiến hành các cuộc tập trận quân sự chung đa phương. Điều này đã tạo ra một sức răn đe đáng kể đối với ĐCSTQ, theo Epoch Times.

Lo lắng trước điều này, trả lời phỏng vấn hãng truyền thông Nhật Bản Kyodo News vào hôm thứ Ba (18/5), Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản, Khổng Huyễn Hựu chỉ trích rằng đây là một “cuộc bao vây Trung Quốc” và yêu cầu Nhật Bản “loại bỏ các biện pháp ngoại giao theo sau Hoa Kỳ” và trở thành “Đối tác của Trung Quốc trong 50 năm tới”.

Trên thực tế, thời gian gần đây các Đại sứ Trung Quốc thường xuyên có những hành động từ mọi phương diện để ngăn cản các quốc gia hợp tác với tổ chức Bộ Tứ. Ngày 10/5, Đại sứ Trung Quốc Lý Cực Minh đã cảnh báo Bangladesh không nên tham gia vào Bộ Tứ, để tránh “thiệt hại lớn” cho mối quan hệ giữa hai nước. Tuy nhiên, động thái này đã gây ra phản ứng dữ dội từ Bangladesh.

Ngày 11/5, Bộ trưởng Ngoại giao Bangladesh – AK Abdul Momen đã phản ứng mạnh mẽ với nhận xét của Trung Quốc.  Ông nói: “Chúng tôi là một quốc gia có chủ quyền và độc lập, tự quyết định chính sách đối ngoại của mình. Bất kỳ quốc gia nào cũng có thể bảo vệ lập trường của mình. Chúng tôi sẽ đưa ra quyết định có cân nhắc đến lợi ích của người dân và đất nước”.

Ông Momen tuyên bố, động thái của ĐCSTQ là một sự can thiệp vào Bangladesh và “Chúng tôi không mong đợi Trung Quốc làm điều này”.

Hoa Kỳ và Nhật Bản tích cực kêu gọi thêm các đối tác cho Bộ Tứ

Sau khi chính quyền Biden nhậm chức, cố vấn an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc, Jake Sullivan cho biết vào cuối tháng 1 rằng, chính quyền mới sẽ tiếp tục cơ chế Bộ Tứ. Điều phối viên các vấn đề Ấn Độ – Thái Bình Dương của Tòa Bạch Ốc – Kurt Campbell, hồi giữa tháng 1 cũng tuyên bố rằng, Hoa Kỳ có ý định mở rộng Bộ Tứ và tập trung vào khả năng răn đe quân sự. Sau đó, chính phủ Anh bày tỏ ý định tham gia tổ chức này.

Ngày 18 tháng 2 năm nay, cả bốn nước đã tổ chức một cuộc họp trực tuyến cấp ngoại trưởng. Đến ngày 12 tháng 3, Đối thoại An ninh bốn bên đã tổ chức cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến đầu tiên và thành lập một nhóm công tác về dịch bệnh, công nghệ tiên tiến và biến đổi khí hậu.

Đầu tháng 4, 5 quốc gia bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc và Pháp đã cùng nhau tập trận hải quân, tạo tiền lệ cho liên minh Bộ Tứ tham gia các cuộc tập trận quân sự, với hy vọng tăng cường hợp tác ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương để chống lại ĐCSTQ.

Thứ sáu tuần này (21/5), Tổng thống Biden sẽ gặp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại Tòa Bạch Ốc, đây là cuộc gặp gỡ mặt đối mặt cấp cao thứ hai của ông Biden kể từ sau lần gặp với Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide vào tháng Tư.

Báo chí nước ngoài cho rằng, Mỹ ưu tiên hai đồng minh lớn ở châu Á – Thái Bình Dương, điều này cho thấy Mỹ rất coi trọng chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương. Tổng thống Biden rất có thể sẽ mời Hàn Quốc tham gia Bộ Tứ.

Trước đó, sau chuyến thăm Mỹ của mình, ông Suga dự kiến ​​sẽ thăm Ấn Độ và Philippines để tăng cường hợp tác quân sự lẫn nhau. Cả Ấn Độ và Philippines đều đang xung đột với Bắc Kinh về chủ quyền lãnh thổ, cộng đồng quốc tế rất lạc quan về kết quả của cuộc đàm phán này, nhưng đáng tiếc là chuyến đi đã bị hủy bỏ vì dịch bệnh bùng phát ở Ấn Độ.

Chuyên gia: Nhật Bản đóng vai trò tích cực trong Bộ Tứ

Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với Epoch Times vào tháng trước, Vương Trí Thành, Tổng thư ký Hiệp hội Giao lưu Tinh hoa Châu Á – Thái Bình Dương Trung Quốc cho biết, Nhật Bản gần đây đã tích cực kết nối với các nước Châu Á – Thái Bình Dương và đóng một vai trò rất tích cực trong Bộ Tứ.

Ông nhấn mạnh: “Hành động của Nhật Bản là để kiềm chế ĐCSTQ”. Sự thay đổi này ở Nhật Bản có liên quan đến việc ĐCSTQ thông qua “Luật Cảnh sát Hàng hải”, gây ra mối đe dọa to lớn đối với các nước Châu Á – Thái Bình Dương, và Nhật Bản là quốc gia đảm nhận vị trí quan trọng và khó khăn nhất.

Ông Vương tin rằng, trong tương lai, sự hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương sẽ không còn giới hạn trong các chiến lược quân sự và an ninh, mà sẽ phát triển sâu rộng hơn, dự kiến ​​sẽ bao gồm cả lĩnh vực kinh tế, công nghệ, sản xuất dược phẩm…

Ông nói rằng, nếu Nhật Bản và Hoa Kỳ muốn điều chỉnh lại chiến lược châu Á – Thái Bình Dương, thì Đài Loan là “một mảnh ghép cần phải được lấp đầy”, nếu không, Đài Loan sẽ trở thành một lỗ hổng rõ ràng trong chuỗi đảo thứ nhất.

Trương Vũ Thiều, nhà nghiên cứu chính sách xuyên eo biển cho rằng, tình hình như vậy khiến “đối thoại an ninh bốn bên” của Đài Loan trở thành một đối tượng cần phải tích cực được đưa vào. Trước tiên,  Đài Loan có thể được mời tham gia vào đối thoại an ninh bốn bên trong một khu vực cụ thể. Ví dụ như: vấn đề cảnh sát biển Trung Quốc, vấn đề chất bán dẫn… Từ đó, dần dần chuyển từ tham gia theo chủ đề sang tham gia một cách bình thường.

Trong những năm gần đây, ĐCSTQ đã phá hủy hệ thống “một quốc gia, hai chế độ” của Hồng Kông và tiến hành các hoạt động quân sự ngày càng thường xuyên hơn xung quanh Biển Đông, eo biển Đài Loan và quần đảo Điếu Ngư, đặc biệt, thông qua Luật Cảnh sát Hàng hải để cho phép Cảnh sát biển sử dụng vũ khí. Điều này khiến cộng đồng quốc tế vô cùng lo ngại.

RELATED ARTICLES

116 COMMENTS

Comments are closed.

Tin mới