Tuesday, November 26, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnPhân tích: Tập Cận Bình muốn làm ‘chủ tịch đảng’, ‘người lãnh...

Phân tích: Tập Cận Bình muốn làm ‘chủ tịch đảng’, ‘người lãnh đạo thứ 6’ đã là không tưởng

Truyền thông hải ngoại ngày 19/5 có bài phân tích rằng lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình dã tâm tràn trề, và nhiều  khả năng Tập vẫn sẽ tiếp tục nắm quyền sau Đại hội 20.

Không chỉ vậy, Tập còn muốn danh hiệu “Chủ tịch Đảng ” mà ông Mao Trạch Đông – thế hệ lãnh đạo đầu tiên của ĐCSTQ. Mặc dù ông Hồ Xuân Hoa vẫn luôn dè dặt thận trọng trong việc bảo vệ mình, nhưng cũng khó có khả năng trở thành người kế nhiệm được Tập Cận Bình chỉ định, theo Epoch Times.

Tờ “Nikkei Shimbun” đăng bài bình luận nói rằng ông Tập Cận Bình đã không lập người kế vị theo thông lệ của ĐCSTQ, là bởi ông muốn khôi phục xưng hiệu “chủ tịch đảng” của Mao Trạch Đông khiến bản thân có thể tiếp tục nắm quyền. Tập trên thực tế đã vứt bỏ cái gọi là “thế hệ người lãnh đạo thứ 6”.

Có một thời, ông Hồ Xuân Hoa, 58 tuổi, được coi là lãnh đạo “người lãnh đạo thứ 6” của ĐCSTQ sau Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình. Nhưng hiện tại bài viết phân tích dù ông Hồ Xuân Hoa có tháp tùng ông Tập Cận Bình trong chuyến thăm Hà Nam, hay thực sự thay thế ông Lưu Hạc đàm phán với Hoa Kỳ thì cũng không thể trở thành người kế nhiệm tiếp theo.

Ông Hồ Xuân Hoa có lý lịch tương tự như cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào: từng là Bí thư thứ nhất của Đoàn Thanh niên Cộng sản và làm việc ở khu tự trị Tây Tạng trong nhiều năm, vậy nên ông Hồ Xuân Hoa còn được ngoại giới gọi là “Tiểu Hồ”. Năm 2008, “Tiểu Hồ” trở thành tỉnh trưởng trẻ nhất Trung Quốc.

Tuy nhiên, sau khi ông Tập Cận Bình trở thành Tổng Bí thư ĐCSTQ vào năm 2012, vận mệnh của ông Hồ Xuân Hoa đã đột ngột chuyển hướng, Hồ có bối cảnh chính trị khác với “thế hệ đỏ thứ hai” Tập Cận Bình. Bài báo nói rằng trong 9 năm khi ông Tập Cận Bình nắm quyền, ông Hồ Xuân Hoa có thể đã nhiều lần phải thức trắng đêm, nhưng “Tiểu Hồ” trước mắt vẫn còn sống sót sau những màn đấu đá chính trị “một mất một còn” ở Trung Nam Hải.

Điều đáng chú ý là khi ông Tập Cận Bình đến thăm tỉnh Hà Nam vào tháng 5 năm nay, ông Hồ Xuân Hoa đã đi cùng ông Tập, trong khi ông Lưu Hạc, người trước đó luôn gắn bó với ông Tập “như hình với bóng” lại không thấy đâu. Điều này từng khiến ngoại giới nhìn nhận rằng nó phù hợp với những gì mà tờ Wall Street Journal cho biết, rằng ông Tập Cận Bình đang cân nhắc để ông Hồ Xuân Hoa thay thế ông Lưu Hạc tham gia các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ.

Tập Cận Bình muốn biến “Tiểu Hồ” thành “con dê thế tội”?

Bài báo của Nikkei cho biết tại kỳ họp Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc lần này, ông Tập Cận Bình muốn toàn lực điều tra tham nhũng trong ngành than ở Khu tự trị Nội Mông, và đề nghị điều tra tất cả những người liên quan đến vụ án này, hơn nữa còn “điều tra ngược về thời gian 20 năm”, và ông Hồ Xuân Hoa từng là quan chức cao nhất ở Nội Mông. Hiện tại đang trong giai đoạn nhạy cảm chính trị trong quá trình chuẩn bị cho Đại hội ĐCSTQ lần thứ 20 của năm 2022, thế nên ngoại giới đều suy đoán rằng phải chăng ông Tập Cận Bình đang chủ định nhắm vào ông Hồ Xuân Hoa?

Suy đoán này không phải là không có căn cứ, bởi 4 năm trước, ngay trước Đại hội ĐCSTQ lần thứ 19 không lâu, ông Tôn Chính Tài, nguyên quan chức cấp cao kiêm Ủy viên Bộ Chính trị thành phố Trùng Khánh, và được cho là người kế nhiệm “đời thứ 6”, bất ngờ bị cáo buộc tham nhũng và ngã ngựa. Ông Tôn Chính Tài bị ngã ngựa đã gây nên địa chấn mạnh mẽ trong chốn quan trường ĐCSTQ. Ông Tập Cận Bình đã nhân cơ hội này củng cố “nắm đấm sắt” của mình và để mọi người thấy rằng ông có quyền quyết định vận mệnh chính trị của “thế hệ lãnh đạo quốc gia tiếp theo”.

Theo bài báo, “Tiểu Hồ” ý thức được địa vị nhạy cảm của mình, nên trước nay vẫn luôn ôm giữ thái độ dè dặt thận trọng.

Nhà bình luận Nhạc Sơn cũng có bài trên tờ Epoch Times, phân tích tháng 5 vừa rồi vì sao ông Tập Cận Bình lại dẫn theo ông Hồ Xuân Hoa trong chuyến thăm tới Hà Nam? Ông Nhạc nhìn nhận  rất có thể chính là vì để “thế tội” cho ông Tập.

Bởi công trình “chuyển nước từ miền nam lên miền bắc” của ĐCSTQ hao người tốn của, vi phạm các nguyên tắc tự nhiên và khoa học cơ bản, theo báo cáo từ các bên khác nhau, hiện tại cả hai tuyến đường hướng đông và trung tâm đều là những dự án thất bại, không cách nào thu dọn tàn cục.

Sau khi ông Hồ Xuân Hoa trở thành Phó Thủ tướng Quốc vụ viện, ông phụ trách Tam nông, tức ba vấn đề liên quan đến phát triển nông thôn ở Trung Quốc đại lục gồm nông nghiệp, nông thôn và nông dân, xóa đói giảm nghèo, công tác thương mại và mậu dịch, mà ông Tập lại đang cần người “thế tội” cho những dự án thất bại của mình.

“Thế hệ lãnh đạo thứ 6” đã là chủ đề của quá khứ

Bài báo “Nikkei” nói rằng chốn quan trường ĐCSTQ đã bắt đầu đàm luận với nhau về thảm kịch của “người lãnh đạo thứ 6”, và danh từ này hiện giờ đã trở nên vô nghĩa.

Một quan chức cho biết: “Rất khó để đề cập về người lãnh đạo thứ 6 trên trường chính trị”, “Thế hệ này hiện giờ đã thành quá khứ, và giờ sức chú ý đã chuyển hướng sang các quan chức trẻ 50 tuổi hiện nay”.

Bài báo phân tích rằng không chỉ những người có bối cảnh chính trị khác nhau như ông Tôn Chính Tài và ông Hồ Xuân Hoa, mà ngay cả ông Trần Mẫn Nhĩ và Bí thư Thành ủy Thượng Hải Lý Cường, những người mà Tập Cận Bình đặc biệt coi trọng, đều không phải là người kế nhiệm của ông Tập Cận Bình.

Thời ông Tập Cận Bình còn phục vụ ở tỉnh Chiết Giang, hai ông Trần Mẫn Nhĩ và Lý Cường đều là cấp dưới của ông Tập Cận Bình, và vì hai ông này đều thuộc “phe Chiết Giang”, nên có thể nói cả hai đều là nhân vật cốt cán trong nhóm chính trị của Tập Cận Bình. Tuy nhiên, thuận theo việc Tập Cận Bình một mình nắm trọn quyền lực, không ai có thể trở thành người kế nhiệm  thực sự.

Tập Cận Bình tham vọng vị trí “chủ tịch đảng”

Theo phân tích của bài báo Nikkei, sau khi ông Tập Cận Bình nắm được quyền lực tối cao, tham vọng của ông có thể không chỉ dừng lại ở chức Tổng Bí thư kiêm chủ tịch nước Trung Quốc, mà còn muốn có được vị trí cao hơn thế nữa, đó chính là địa vị “chủ tịch đảng” mà thế hệ lãnh đạo đầu tiền là ông Mao Trạch Đông đã từng đảm nhiệm.

Chức danh “chủ tịch đảng” được ông Đặng Tiểu Bình chính thức bãi bỏ vào năm 1982 để ngăn chặn chế độ độc tài trong đảng. Nếu ông Tập Cận Bình khôi phục và đảm nhận vị trí này, địa vị của Thường vụ Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ đều sẽ giảm sút nghiêm trọng.

Quy tắc bất thành văn trong chế độ ĐCSTQ là trong quá trình nhiệm kỳ 10 năm của người lãnh đạo cần phải thăng chức ít nhất hai nhà lãnh đạo tương lai vào Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị để thuận tiện trong việc đào tạo họ trở thành người kế vị, nhưng Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã phá vỡ quy tắc này.

Bản thân ông Tập Cận Bình đã tham gia Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương vào năm 2007, và sau đó giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ vào năm 2012, đúng thời điểm 5 năm sau đó. Ông Lý Khắc Cường cũng đã gia nhập Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị vào năm 2007.

Trang “Nikkei Asia” chỉ ra rằng việc xây dựng hệ thống cầm quyền của ĐCSTQ sau Đại hội 20 sẽ được thực hiện trong một hộp đen (Black box), tầm quan trọng của thiết kế hệ thống này sẽ vượt quá bất kỳ sự thay đổi nhân sự nào trên bề mặt.

RELATED ARTICLES

Tin mới