Tuesday, November 26, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnTại sao TQ ồ ạt xây dựng các tòa nhà chính phủ...

Tại sao TQ ồ ạt xây dựng các tòa nhà chính phủ ở châu Phi

Theo trang SCMP, Trung Quốc đang tài trợ và xây dựng ngày càng nhiều các tòa nhà chính phủ và quốc hội, trụ sở cảnh sát, nhà ở quân đội và thậm chí là cả dinh tổng thống ở châu Phi, giúp củng cố quan hệ của Bắc Kinh với toàn lục địa này.

Ảnh minh họa

Mới nhất là một tòa nhà mới dành cho Bộ ngoại giao Kenya. Thư ký bộ này là Macharia Kamau trong tháng tiết lộ rằng tòa nhà là được Trung Quốc trả tiền.

Điều đó xảy ra sau khi Trung Quốc đưa ra một lời hứa tương tự với Cộng hòa Dân chủ Congo hồi tháng 1. Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Châu Phi ở Ethiopia cũng mới được khởi công với nguồn tài trợ 80 triệu USD từ Trung Quốc. Ngoài ra, theo thông báo của Bộ Ngoại giao Kenya, đại sứ quán Trung Quốc đã tặng cho Bộ 2 chiếc xe buýt để sử dụng.

Giới quan sát nhận định, việc Trung Quốc trả tiền cho các công trình mang tính biểu tượng nhà nước như dinh tổng thống và các tòa nhà quốc hội lấp lánh, thông qua các khoản tài trợ hoặc cho vay không lãi suất là một trong những chiến lược ngoại giao quan trọng của Bắc Kinh ở châu Phi. Những công trình như vậy nhằm nhắc nhở các nước nhận viện trợ của Trung Quốc về mối quan hệ chặt chẽ giữa hai bên.

Lina Benabdallah, một trợ lý giáo sư về chính trị và các vấn đề quốc tế tại Đại học Wake Forest ở Bắc Carolina, cho biết tòa nhà mới của Bộ Ngoại giao Kenya sẽ là một lời nhắc nhở mang tính biểu tượng về mối quan hệ chặt chẽ giữa Kenya và Trung Quốc.

Trung Quốc đang tài trợ cho các tòa nhà như vậy trên khắp lục địa châu Phi, bao gồm ở cả Zimbabwe, nơi mà Bắc Kinh đang chi trả cho việc xây dựng tòa nhà quốc hội 6 tầng trị giá 140 triệu USD trên núi Hampden, cách thủ đô Harare khoảng 18km.

Năm ngoái, Zambia thông báo rằng Trung Quốc đã đồng ý tài trợ cho việc xây dựng một trung tâm hội nghị quốc tế mới sẽ được sử dụng để tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh các nguyên thủ Liên minh châu Phi vào năm 2022.

Trong khi đó, công việc tại trụ sở mới của Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Châu Phi ở Ethiopia bắt đầu khởi công hồi tháng 12 năm ngoái trong bối cảnh Hoa Kỳ phản đối.

Một quan chức Mỹ nói với tờ Financial Times vào tháng 2 rằng, Washington phản đối các động thái tài trợ và xây dựng các dự án của Bắc Kinh ở châu Phi là vì những nơi này sẽ được sử dụng để do thám “dữ liệu bộ gen của châu Phi” – một báo cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc vào thời điểm đó đã bác bỏ nghi ngờ trên và nói rằng đó là điều “nực cười”.

Cũng có những cáo buộc rằng Bắc Kinh đã nghe trộm trụ sở của Liên minh Châu Phi (AU) ở Addis Ababa, trụ sở được khánh thành vào năm 2012 và cũng do Trung Quốc tài trợ và xây dựng – Bắc Kinh bác bỏ những cáo buộc này là phi lý và vô căn cứ.

Tờ báo Pháp Le Monde trong năm 2018 đã trích dẫn các nguồn AU ẩn danh cho biết trong 5 năm, dữ liệu đã được chuyển hàng đêm từ các máy tính trong tòa nhà sang các máy chủ của Trung Quốc. Báo cáo đó cũng cho biết những chiếc micro ẩn trong tòa nhà cũng đã bị phát hiện.

Yun Sun, giám đốc chương trình Trung Quốc tại Trung tâm Stimson ở Washington, cho biết: “Người Trung Quốc có một lời giải thích kỹ thuật cho việc này – dữ liệu đã được chuyển tới Trung Quốc để sao lưu.

Bà Benabdallah lưu ý rằng trụ sở của Liên minh châu Phi “vẫn được xác định rất rõ ràng là tòa nhà AU mà Trung Quốc xây dựng cho người châu Phi”. Bà cho biết có hai vấn đề đáng lo ngại về các cơ sở chính phủ do Trung Quốc xây dựng – một trong số đó là việc các tòa nhà bị nghe trộm.

“Ở đây vấn đề không thực sự đúng vì người ta không tặng toàn bộ tòa nhà như một món quà để cài đặt một loại công nghệ cụ thể để lắng nghe các cuộc trò chuyện,” bà nói.

Vấn đề thứ hai là các quốc gia châu Phi sẽ “trả ơn” cho Trung Quốc như thế nào.

Benabdallah cho biết: “Ở đây, giả định là họ sẽ nhượng bộ một cái gì đó cho Trung Quốc để đổi lấy món quà này. Điều gì đó đôi khi được tưởng tượng như một cuộc bỏ phiếu ở đâu đó, một thỏa thuận thuận lợi, hoặc thậm chí là những nhượng bộ lớn hơn. Chúng tôi không có bằng chứng để chứng minh những suy đoán này nhưng từ góc độ của người châu Phi, những suy đoán này có một điểm chung: họ tưởng tượng người châu Phi không có khả năng tự đưa ra quyết định”.

RELATED ARTICLES

Tin mới