Tuesday, November 5, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnVành đai và Con đường’ của TQ làm Lào khốn đốn

Vành đai và Con đường’ của TQ làm Lào khốn đốn

Theo Epoch Times, các chuyên gia cảnh báo rằng việc ĐCSTQ thúc đẩy “Vành đai và Con đường” ở Lào trong những năm gần đây có thể khiến nước này rơi vào bẫy nợ và vòng kìm kẹp của Bắc Kinh.

Theo South China Morning Post, với tư cách là nhà đầu tư và cho vay lớn nhất, Trung Quốc đã đầu tư hơn 12 tỷ đô la Mỹ vào Lào thông qua 785 dự án, với các dự án từ đặc khu kinh tế, khu công nghiệp đến cơ sở hạ tầng quy mô lớn.

Tuyến đường sắt Trung -Lào 6 tỷ USD: một dấu hỏi lớn

Theo báo cáo, dự án đường sắt Trung Quốc – Lào là dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất của ĐCSTQ tại Lào và là dự án đầu tư “bắt mắt” nhất của Bắc Kinh. Việc xây dựng dự án đường sắt trị giá 6 tỷ đô la Mỹ này được bắt đầu vào năm 2016. Theo báo cáo, 90% đã hoàn thành và đoạn Vientiane -Vang Vieng dự kiến ​​sẽ khai trương vào tháng 12.

 Selina Ho, giáo sư về các vấn đề quốc tế tại Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu thuộc Đại học Quốc gia Singapore, cho biết mặc dù bị trì hoãn do dịch bệnh, tuyến đường sắt dự kiến ​​sẽ được hoàn thành đúng tiến độ. Bà Ho nói thêm rằng bất chấp những lời chỉ trích rằng giá vé quá đắt đối với người dân Lào bình thường và thị trường quá nhỏ so với quy mô đầu tư như vậy, Lào vẫn quyết định tiếp tục xây dựng tuyến đường sắt này.

Bà Ho nói rằng, nghiên cứu khả thi của dự án do phía Trung Quốc thực hiện. Lập luận của Bắc Kinh là Lào không thể tiến hành các nghiên cứu như vậy. Nghiên cứu khả thi này đã bị chỉ trích vì chứa các giả định không thực tế và quá lạc quan với các dự báo về hành khách và hàng hóa.

Bà Ho nói rằng các cường quốc khác, bao gồm cả Nhật Bản, không sẵn sàng chấp nhận dự án này.

Keith Barney, giảng viên cao cấp tại Trường Chính sách Công Crawford thuộc Đại học Quốc gia Australia (ANU), cho rằng Lào cần xây dựng một chiến lược tích cực và thiết thực về cách thức đường sắt có thể thúc đẩy đầu tư và doanh thu, chẳng hạn như xây dựng và vận hành nhà kho và cơ sở lưu trữ, tổ chức vận chuyển và chuỗi cung ứng, giải quyết các vấn đề về quản lý thị thực và nhập cư.

Ông Barney cho rằng điều nguy hiểm là Chính phủ Lào sẽ chỉ mời các nhà đầu tư Trung Quốc thành lập một loạt đặc khu dọc theo tuyến đường sắt, nơi sẽ trở thành các vùng đất mới của Trung Quốc ở Lào. Các khu sòng bạc hiện có liên quan đến Trung Quốc ở Lào.

 Martin Stuart-Fox, giáo sư danh dự về lịch sử tại Đại học Queensland, đã thẳng thắn tuyên bố rằng tuyến đường sắt này sẽ gia tăng sự thâm nhập của ĐCSTQ ở Đông Nam Á và có thể làm tăng số lượng người nhập cư Trung Quốc sang Lào để tìm kiếm cơ hội kinh doanh và lấy vợ.

Giáo sư Panos Mourdoukoutas, Trưởng khoa Kinh tế tại Đại học Long Island ở New York, đã xuất bản một bài báo trên Forbes vào tháng 7/2019, tiết lộ ba vấn đề chính của dự án “Vành đai và Con đường” của ĐCSTQ : 1) Về mặt kinh tế không khả thi; 2) Chúng được xây dựng với chi phí quá cao; 3) Các nước hợp tác đang phải gánh những khoản nợ lớn. Bài báo nói rằng điều này đã mang lại nhiều dự án “bạch tượng” tốn kém nhưng không thực tế cho các nước hợp tác nhỏ, và ĐCSTQ sử dụng hối lộ để thúc đẩy các dự án “Vành đai và Con đường”.

Dự án đập thiếu khả năng tạo thu nhập

Ngoài dự án đường sắt, ĐCSTQ còn tài trợ cho Lào xây dựng các đập trên sông Mekong và các phụ lưu của nó. Susanne Schmeier, phó giáo sư tại Trường Quốc tế về về Bảo tồn Nước và Kỹ thuật Môi trường ở Hà Lan cho biết, động thái này đã gây ra những lo ngại lớn ở các nước hạ nguồn như Campuchia và Việt Nam. Họ lo ngại rằng những con đập này sẽ gây ra lũ lụt, hạn hán và cản trở đường di cư của cá, do đó ảnh hưởng đến an ninh lương thực và sinh kế.

Ông Barney nói rằng Lào đã thực hiện quá nhiều dự án đập mà không xem xét đầy đủ khả năng tạo thu nhập, cũng như liệu có thị trường điện hiệu quả và năng lực cơ sở hạ tầng để cung cấp điện cho khách hàng hay không.

“Các nhà đầu tư Trung Quốc và các ngân hàng chính sách của Trung Quốc cũng phải chịu trách nhiệm về tình trạng này”, ông Barney nói.

 Nguy cơ rơi vào bẫy nợ

Các nhà phân tích cảnh báo rằng đường sắt Trung Quốc – Lào, cùng với các khoản đầu tư khác của ĐCSTQ, cuối cùng có thể đưa Lào vào bẫy nợ.

Nhiều ước tính khác nhau cho thấy đầu tư của ĐCSTQ vào Lào đã vượt quá 10 tỷ đô la Mỹ. Theo nghiên cứu do Viện Lowy của Australia thực hiện, điều này chiếm khoảng 45% GDP (tổng sản phẩm quốc nội) của Lào vào năm 2019.

Các tổ chức xếp hạng tín dụng cho biết Lào đang đối mặt với nguy cơ nợ nần ngày càng gia tăng và rủi ro vỡ nợ quốc gia – những vấn đề này càng trở nên trầm trọng hơn do đại dịch viêm phổi Vũ Hán và những khoản nợ chồng chất trong lĩnh vực điện. Dự trữ ngoại hối của Lào cũng đã giảm xuống dưới 1 tỷ đô la Mỹ, thấp hơn mức nợ hàng năm mà nước này phải trả.

Vào tháng 9 năm ngoái, tờ Financial Times của Anh đưa tin rằng Lào đã tìm kiếm các đề xuất tái cơ cấu có thể có từ Trung Quốc, chủ nợ lớn nhất của họ.

Các nhà phân tích chỉ ra rằng nếu Lào tin rằng hình thức tái tổ chức này thực sự là cần thiết, thì có thể thấy rằng có rất ít lựa chọn khác ngoài việc cho phép ĐCSTQ thu được nhiều năng lượng và tài nguyên thiên nhiên hơn ở Lào.

 Bà Schmeier cho biết điều này thậm chí có thể khiến Lào phải nhượng bộ chính trị.

Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và chính phủ của ông phản đối mạnh mẽ sáng kiến ​​”Vành đai và con đường” của ĐCSTQ. Cựu Phó Tổng thống Mike Pence gọi việc tham gia sáng kiến này là “một đi không trở lại” và là “ngoại giao bẫy nợ” để ĐCSTQ mở rộng ảnh hưởng toàn cầu. 

Chính quyền Trump lên án rằng sáng kiến ​​“Vành đai và Con đường” cho phép các nước hợp tác vay từ ĐCSTQ để trả cho các dự án của các nhà thầu Trung Quốc và xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng mà các nước hợp tác không có khả năng chi trả. Khi các nước đối tác không có khả năng trả nợ, ĐCSTQ sẽ nhân cơ hội để cướp đoạt các nguồn tài nguyên chiến lược của họ.

Sri Lanka, một trong điểm trong sáng kiến ​​“Vành đai và Con đường”, đã được ĐCSTQ cho vay hàng tỷ đô la để xây dựng cơ sở hạ tầng. Do không có khả năng trả nợ, Sri Lanka đã phải cho Trung Quốc thuê lại cảng nước sâu Hambantota quan trọng về mặt chiến lược và 15.000 mẫu đất xung quanh cảng vào năm 2017, với thời hạn thuê là 99 năm. Vì quyết định này, chính phủ Sri Lanka đã phải nhận rất nhiều chỉ trích từ người dân.

RELATED ARTICLES

Tin mới