Sunday, December 22, 2024
Trang chủBiển nóngTừ dịch hạch thế kỷ XIV đến dịch Covid-19 thế kỷ XXI

Từ dịch hạch thế kỷ XIV đến dịch Covid-19 thế kỷ XXI

Suốt thế kỷ 14, bệnh dịch hạch đã uy hiếp toàn bộ Châu Âu. Năm 1347, một loại côn trùng ký sinh trên thân chuột đã làm vật trung gian lây lan bệnh dịch hạch truyền vào người ở đảo Sicily.

Năm 1348, bệnh dịch này truyền đến Tây Ban Nha, Pháp và Anh. Năm 1349 truyền đến Hungary, Thụy Sĩ, Đức và các quốc gia vùng trũng thấp như Hà Lan. Năm 1350, truyền đến các quốc gia ven biển Ba Lan và Bắc Âu. Sau đó, từ năm 1361 đến năm 1363, năm 1369 đến 1371, từ năm 1374 đến năm 1375, năm 1380 đến 1390 là những năm nhiều lần bùng phát đại dịch này.

Lúc đó bệnh dịch hạch ở Châu Âu được chia làm hai loại là bệnh ở tuyến dịch của chuột và bệnh ở tuyến phổi của chuột. Những người bị bệnh ở tuyến dịch do bọ chét từ chuột cắn thì ở phần bụng sẽ thót lại hoặc sẽ xuất hiện những hạch lớn ở dưới nách, rồi dần dần sẽ nở bung ra. Sau đó tứ chi của bệnh nhân sẽ xuất hiện những đốm màu đen, tiếp theo là sẽ bị tiêu chảy không thể chữa được kéo dài từ 3 đến 5 ngày sẽ tử vong. Còn bệnh dịch từ phổi của chuột là do lây qua đường hô hấp, những người mắc phải bệnh này thì trong vòng 3 ngày sẽ chết do phù thũng toàn thân. Sau khi chết thì da trên khắp toàn thân đều nổi nốt đen, cho nên bệnh dịch hạch còn có tên gọi là bệnh nốt đen. Có những người hôm trước còn đang khỏe mạnh thì khi nhiễm bệnh chỉ sau một giấc ngủ đã ngừng thở sau một cơn đau quằn quại.

Lúc đó tỷ lệ nhiễm bệnh tử vong ở thành thị cao hơn ở nông thôn. Ở những thành thị có mật độ dân số cao thì tỷ lệ tử vong chiếm đến hơn 50%. Theo thống kê trong khoảng 100 năm, tức là ở thế kỷ 14, nạn dịch hạch ở Châu Âu đã cướp đi hơn 2,5 triệu người, chiếm khoảng hơn ¼ dân số toàn Châu Âu thời bấy giờ.

Các loài động vật họ chuột tại Châu Âu không phải loại nào cũng mang mầm bệnh. Trước đây người Châu Âu cho rằng nguyên nhân của cuộc đại dịch hạch tại Châu Âu là vì chuột đen của Châu Á đã xâm nhập và đuổi đi loài chuột trắng của Châu Âu trong những lần Thập tự quân viễn chinh ở Phương Đông. Vì vậy có một số người Châu Âu đã vô cơ quy tội đại dịch này cho người dân Trung Quốc và Ấn Độ. Thậm chí trong cuốn “Đại toàn Chinisi” được xuất bản năm 2000 cũng còn chú thích thảm kiếp của Châu Âu thời bấy giờ là do “chuột đen của Châu Á gây nên”.

Thế thì rốt cục nguyên nhân nào dẫn đến đại dịch đó? Theo khoa học hiện đại chứng minh, vào thời trung kỷ, toàn Châu Âu điều kiện sống của người dân vô cùng đơn giản, cơ sở vật chất ở thành thị cũng rất kém, con người phải sống trong môi trường bẩn thỉu. Họ đi vệ sinh ngay trong nhà ở, tri thức và ý thức về vệ sinh rất kém, ở khắp nơi người và súc vật ở chung một chỗ khá phổ biến, chuột trắng sống dưới nền nhà ở, chuột đen sống ở nhà kho và phát triển rất nhanh đã dẫn đến đại dịch.

Ảnh hưởng do đại dịch hạch gây nên đã làm cho Châu Âu tiêu điều, thê thảm. Nền kinh tế Châu Âu bị suy giảm nghiêm trọng vì lực lượng lao động giảm thiểu, những người lao động còn lại luôn đòi tiền công cao gấp 3, 4 lần trước đây mới lao động. Cho đến năm 1664 ở Luân Đôn lại xảy ra một cuộc đại dịch hạch, Vương thất Anh phải trốn ra khỏi Luân Đôn, các người giàu có trong thành phố cũng nườm nượp mang theo gia quyến trốn chạy. Hơn một vạn hộ dân ở Luân Đôn bị bỏ rơi, họ dùng gỗ tùng để đóng chặt cửa nhà lại, những nhà có người bị bệnh hạch họ dùng phấn đỏ viết hình chữ thập làm ký hiệu.

Đến thế kỷ 18 Châu Âu đã thực hiện “cuộc cách mạng vệ sinh lần thứ nhất”. Các nước Châu Âu tích cực đẩy mạnh xây dựng cơ sở vệ sinh, các đường dẫn ngầm và bắt đầu chú ý đến việc xử lý rác, tiến hành tiêu độc, khử trùng rộng rãi khắp nơi. Từ đó đã khống chế nạn dịch hạch. Ngày nay bệnh dịch hạch về cơ bản không còn nữa trong những nước đã và đang phát triển.

Cuối năm 2019 bệnh dịch Covid-19 khởi phát từ Vũ Hán, Trung Quốc đã lan ra nhiều nước làm cho hàng trăm triệu người nhiễm bệnh và hàng triệu người đã chết vì đại dịch. Một trong những nguyên nhân virut Covid-19 có thể từ động vật lây sang người đang được các nhà khoa học đặt ra. Vì vậy dù khoa học đã phát triển, cuộc sống vệ sinh của người dân đã được cải thiện nhưng việc luôn luôn cảnh giác, ngăn chặn thảm họa từ các đại dịch bệnh vẫn luôn đòi hỏi nhân loại không được lơ là.

RELATED ARTICLES

Tin mới