Để duy trì sự ổn định, chế độ này đã chi 216 tỷ đô-la Mỹ cho an ninh công cộng trong nước vào năm 2019, bao gồm an ninh quốc gia, cảnh sát, giám sát trong nước và dân quân có vũ trang, gấp hơn ba lần so với 10 năm trước, nhiều hơn khoảng 26 triệu đô la Mỹ so với chi tiêu dành cho quân đội.
Bài viết trên trang Epoch Times cho hay, gần đây, một học giả người Mỹ đã xuất bản một bài báo chỉ ra rằng chế độ Bắc Kinh đã rơi vào tình thế nguy hiểm về mọi mặt, bao gồm sự đối đầu giữa chính phủ và người dân, và sự giằng xé xã hội trầm trọng. Để đề phòng nghiêm ngặt trước tình trạng hỗn loạn, chi phí duy trì ổn định của Trung Nam Hải cao hơn chi tiêu quân sự, và việc mở rộng bá quyền và ngoại giao sói chiến đã bị cộng đồng quốc tế phản đối, “Giấc mộng Trung Hoa” của Tập Cận Bình sắp trở thành cơn “đại ác mộng” đối với ông.
Vào ngày 28/5, Elizabeth C. Economy, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Hoover thuộc Đại học Stanford, đã đăng một bài báo với tựa đề “Sự thật mà Trung Quốc không thể bỏ qua” trên tạp chí “Đối ngoại”.
Bài báo nói rằng ĐCSTQ thường cười nhạo vấn đề phân chia chủng tộc ở Hoa Kỳ, trên thực tế, có những xung đột nghiêm trọng giữa các chủng tộc ở Trung Quốc. Chế độ này đã tước đoạt, đàn áp các quyền và phong tục văn hóa tôn giáo ở Tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông, Hồng Kông và các khu vực khác.
Để duy trì sự ổn định, chế độ này đã chi 216 tỷ đô-la Mỹ cho an ninh công cộng trong nước vào năm 2019, bao gồm an ninh quốc gia, cảnh sát, giám sát trong nước và dân quân có vũ trang, gấp hơn ba lần so với 10 năm trước, nhiều hơn khoảng 26 triệu đô la Mỹ so với chi tiêu dành cho quân đội.
Bài báo chỉ ra rằng sự phân bổ của cải không đồng đều ở Trung Quốc đã dẫn đến sự phản đối của xã hội, bao gồm cả phân bổ giới tính và tài chính. Mức độ giàu có của 1% người Trung Quốc cao hơn so với 50% người nghèo nhất, và thu nhập của 20% người giàu nhất gấp 10,2 lần thu nhập của 20% người nghèo nhất.
Hệ số Gini của Trung Quốc (đo mức độ bất bình đẳng từ 0 đến 1) đã đạt 0,47, xếp vào hàng cao nhất trên thế giới. Bắc Kinh đã không thể giải quyết tình trạng bất bình đẳng dai dẳng trong xã hội và kinh tế Trung Quốc. “Trung Quốc thực sự bao gồm hai Trung Quốc.”
Bài báo cũng đề cập đến cuộc “thanh lọc chính trị” của Bắc Kinh đối với các công ty tư nhân Trung Quốc. Bên cạnh việc đàn áp Jack Ma, người sáng lập Alibaba, CEO Vương Hưng của Meituan. Ngoài ra còn có Trương Nhất Minh của Bytedance, Hoàng Tranh của Pinduoduo và Mã Hóa Đằng của Tencent.
Bài báo chỉ ra rằng khi người nước ngoài chứng kiến việc Bắc Kinh đàn áp các doanh nhân và học giả, khả năng thu hút các tài năng khoa học và trí thức hàng đầu khác của chế độ này sẽ bị hạn chế.
Cuối bài báo lưu ý những vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ ở Tân Cương đã dẫn đến sự lên án của nhiều quốc gia và sự rút lui của các công ty đa quốc gia. Bài báo còn nhấn mạnh giấc mơ Trung Hoa của ông Tập Cận Bình có thể sắp biến thành một cơn ác mộng.
Trên thực tế, trong những năm gần đây, các học giả từ nhiều quốc gia đã liên tục xuất bản các bài báo chỉ ra các vấn đề khác nhau mà ĐCSTQ phải đối diện. Bao gồm việc chế độ này đang có nhiều dấu hiệu giống như các triều đại trước khi sụp đổ: bao gồm sự đối lập giữa chính phủ và người dân, tình trạng hỗn loạn xã hội; sự nhầm lẫn về tư tưởng và sự thả nổi của tình cảm dân chúng; liên tục tăng cường kiểm soát mọi khía cạnh của xã hội; áp đặt thuế và thuế má quá mức; Không nghĩ đến việc sửa đổi; quân dân bại hoại, nhuệ khí xuống thấp, tham sống sợ chết..và nhiều vấn đề khác nữa.
Hải Phong, một chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc, đã xem xét “Mười điềm báo trước khi ĐCSTQ sụp đổ” bao gồm:
1. Uy tín của chế độ bị mất
2. Sự tranh giành lợi nhuận với người dân dẫn đến khoảng cách giàu nghèo vượt quá giới hạn
4. Người dân có tội, và các nhà lãnh đạo quốc gia là một trò đùa
5. Quỹ duy trì ổn định vượt quá chi tiêu quân sự
6. Lòng dân nổi sóng
7. ĐCSTQ sợ dân như cọp, bắt mua dao làm bếp bằng tên thật
10. Mô hình quản trị nhà nước lạc hậu
Về điềm báo lớn thứ tám trước khi ĐCSTQ sụp đổ, Hải Phong giải thích rằng kể từ khi ĐCSTQ lên nắm quyền, nạn đốt sách và đàn áp trí thức chưa bao giờ dừng lại. Kể từ thời Mao Trạch Đông, ĐCSTQ đã cấm sách, cấm ngôn luận, giết địa chủ, tư bản, cánh hữu và phá hủy đền thờ tổ tiên. Vào thời của Đặng Tiểu Bình, những sinh viên tham gia phong trào ngày 4 tháng 6 đã bị thảm sát và bức hại.
Dưới thời của Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, các nhóm tôn giáo ở Tân Cương, Tây Tạng và Pháp Luân Công đã bị tiêu diệt hàng loạt, tàn bạo và vô nhân tính. Hiện tại, ĐCSTQ không chỉ công khai đốt sách và giải tội, mà còn phá bỏ các nhà thờ, bắt các nhà sư hát các bài hát nhạc đỏ, xây dựng trại tập trung ở Tân Cương để giam cầm hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ, bắt giữ hàng chục nghìn người biểu tình ở Hồng Kông.
Chính vì cuộc đàn áp nhân quyền tàn bạo và vô nhân đạo của ĐCSTQ trong nước đã gây ra sự phẫn nộ của công chúng trong cộng đồng quốc tế. Năm 2018, Tổ chức Nhân quyền Liên hợp quốc đã liệt Trung Quốc dưới thời ĐCSTQ là “quốc gia đáng xấu hổ nhất thế giới”.