Sunday, January 19, 2025
Trang chủĐiểm tinCông bằng xã hội ở TQ - làm gì có?

Công bằng xã hội ở TQ – làm gì có?

Tác giả Gu Feng, một chuyên gia truyền thông kỳ cựu từ Trung Quốc, trong một bài viết được đăng trên The Epoch Times ngày 7/6 nhận định rằng dưới chế độ toàn trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc ( ĐCSTQ ) công lý thường được phân phát theo cách ngược lại, và sự bất công đang xảy ra trên khắp Trung Quốc.

Dưới sự cai trị của ĐCSTQ, công bằng xã hội ở Trung Quốc đã chết

Dẫn chứng cho quan điểm của mình, chuyên gia này cho rằng ở Trung Quốc hiện nay như: “Những kẻ nợ lương thì nhởn nhơ, trong khi những người yêu cầu thanh toán nợ lương thì bị đàn áp. Những người đi phá dỡ nhà của người khác không bị đi tù trong khi những người bảo vệ ngôi nhà của họ – chống lại việc cưỡng chế thì bị bắt giữ; những người phạm tội tham nhũng không đi tù, nhưng những người chỉ trích hoặc thổi còi các quan chức tham nhũng thì bị tống giam; những kẻ bắt bớ những người vô tội không bị bỏ tù, trong khi những người bảo vệ quyền lợi của họ thì rơi vào vòng lao lý”.

Dưới đây là một vài trường hợp cụ thể minh họa cho hiện tượng này:

Công nhân nhập cư bị giam giữ vì phản đối công ty nợ lương

Nhiều người ở các vùng nông thôn của Trung Quốc đến các thành phố lớn để kiếm sống, họ là những công nhân nhập cư, một số làm việc cho các dự án nhà nước, họ thường thất vọng vì bị nợ lương. Việc phản đối thường vô ích vì chính quyền địa phương thường áp đặt các biện pháp  đàn áp đối với họ.

Vào ngày 5/2, một công nhân nhập cư từ tỉnh Cam Túc của Trung Quốc đã bị bắt và giam giữ trong 10 ngày sau khi anh ta trèo lên tháp cần cẩu cao 50 mét tại công trường xây dựng để cố gắng tự tử nhằm phản đối việc mình bị nợ lương, theo một báo cáo bởi cổng thông tin Sina của Trung Quốc.

Chính quyền địa phương cáo buộc công nhân này gây rối trật tự công cộng và có hành động ác ý đòi tiền công. Các nhà chức trách có quy tắc “không khoan nhượng” và sẽ nghiêm khắc đối với bất kỳ hành vi bất hợp pháp nào của người lao động nhập cư, chẳng hạn như nhảy từ các tòa nhà hoặc tháp cần cẩu, hoặc các hành động cực đoan khác để yêu cầu trả lương một cách ác ý.

Cư dân bị giam giữ vì phản đối cưỡng chế phá dỡ

Chính quyền Trung Quốc thường xuyên cưỡng chế phá dỡ các ngôi nhà dân cư, với ý định phóng đường, mở dự án hoặc một lý do khác, những cư dân phản đối việc này sẽ phải đối mặt với việc bắt giữ, đàn áp.

Vào đầu tháng 12/2020, chính quyền Bắc Kinh bắt đầu cưỡng chế phá dỡ một cộng đồng dân cư gồm 3.800 ngôi nhà ở làng Xiangtang, ngoại ô Bắc Kinh, gây ra làn sóng phản đối trong cộng đồng cư dân.

Guo Lingmei, một đạo diễn điện ảnh đã nghỉ hưu 70 tuổi, đã bị cảnh sát địa phương bắt giữ với cáo buộc kích động biểu tình sau khi bà đứng lên bảo vệ quyền lợi của mình và của cộng đồng.

“Cuộc đàn áp 709” chống lại các luật sư nhân quyền

Theo báo cáo của Tổ chức Ân xá Quốc tế , bất chấp các điều khoản hiến pháp của Trung Quốc cũng như các cam kết và nghĩa vụ quốc tế của Trung Quốc, chế độ Trung Quốc tiếp tục đàn áp không ngừng đối với các luật sư và nhà hoạt động nhân quyền.

Vào ngày 9/7/2015, hơn 200 người đã bị ĐCSTQ bắt và thẩm vấn trong một chiến dịch phối hợp trên toàn quốc, được gọi là “cuộc đàn áp 709 “, chống lại các luật sư và nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc. Những người ủng hộ nhân quyền này bị cáo buộc kích động lật đổ quyền lực nhà nước – những cáo buộc bị các nhóm nhân quyền quốc tế và các chính phủ phương Tây lên án.

Sau đó, nhiều người trong số những người được trả tự do vẫn bị giám sát, sách nhiễu và hạn chế kinh tế. Ngoài ra, các luật sư đại diện pháp lý cho các thân chủ trong cuộc đàn áp cũng trở thành mục tiêu của Bắc Kinh. Chế độ này sau đó thắt chặt hơn nữa sự kiểm soát đối với các luật sư bằng cách hạn chế ngôn luận và yêu cầu lòng trung thành với ĐCSTQ.

Thẩm phán bị bắt vì vạch trần hành vi sai trái về mặt tư pháp

Vào tháng 12/2018, Vương Lâm Thanh, một thẩm phán tòa án tối cao Trung Quốc, đã mất tích sau khi ông này vạch trần những hành vi sai trái trong tư pháp tại tòa án cấp cao nhất của chế độ liên quan đến hai vụ khai thác hàng tỷ USD. Sau đó, chính quyền thông báo thẩm phán này đang bị điều tra hình sự với cáo buộc tiết lộ bí mật quốc gia.

Vào ngày 22/2/2019, đài truyền hình nhà nước CCTV đã phát sóng một video “thú tội” của thẩm phán này. Việc thẩm phán công khai thừa nhận các hành vi sai trái nhấn mạnh ĐCSTQ sẽ không bao giờ cho phép bất kỳ ai tiết lộ những bê bối nội bộ của mình trước công chúng.
Công bằng xã hội ở Trung Quốc đã chết

Pháp luật là nền tảng của công bằng xã hội. Ngày 16/12/1966, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR), trong đó bắt buộc mỗi quốc gia thành viên phải tôn trọng và bảo đảm các quyền của công dân, bao gồm: quyền sống, quyền tự do tôn giáo, quyền tự do hội họp, quyền bầu cử, đúng thủ tục pháp luật và quyền được xét xử công bằng.

Kể từ khi chế độ Trung Quốc chính thức ký Hiệp ước vào ngày 5/10/1998 tại Trụ sở Liên hợp quốc ở New York, ĐCSTQ chưa bao giờ giữ lời hứa đã cam kết.

Trong thập kỷ qua, tình hình nhân quyền của Trung Quốc ngày càng trở nên tồi tệ, và bất chấp sự chỉ trích dai dẳng của quốc tế, ĐCSTQ vẫn tiếp tục hành động bất chấp hoàn toàn các công ước quốc tế và tiếp tục vi phạm nhân quyền trong nước. Chúng bao gồm cưỡng bức kế hoạch hóa gia đình, xây dựng tường lửa internet quốc gia, cưỡng chế phá dỡ nhà dân và nhà thờ, đàn áp tự do tôn giáo, tước quyền tự do hội họp, tước quyền tự do ngôn luận, xây dựng trại tập trung ở Tân Cương, bắt bớ công dân Hồng Kông trong cuộc đấu tranh cho quyền tự do của họ, vụ bắt giữ các luật sư và nhà hoạt động nhân quyền,v.v.. Tất cả những điều này đủ cho thấy công bằng xã hội ở Trung Quốc đã chết.

RELATED ARTICLES

Tin mới