Sunday, November 24, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiSinh thái Biển Đông bị đe dọa

Sinh thái Biển Đông bị đe dọa

Không chỉ đe dọa, sinh thái tại Biển Đông đã và đang bị tác động một cách tiêu cực bởi những hoạt động khai thác, cải tạo một cách tham lam của một số quốc gia duyên hải, nhất là Trung Quốc.

Các đội tàu cá đông đảo của Trung Quốc đang vắt kiệt Biển Đông

Biển Đông cực kỳ quan trọng và có ý nghĩa với thế giới. Điều đó ai cũng biết. Ngoài việc là tuyến hàng hải quan trọng bậc nhất với lượng hàng hóa qua lại hằng năm lên tới ngót 5000 tỷ USD. Nhiều nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào tuyến hàng hải này, trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Ấn Độ…

Về tài nguyên, ngoài nguồn lợi thủy, hải sản với hàng nghìn loài cá và các sinh vật biển, Biển Đông còn là kho của cải khổng lồ, nhất là về dầu khí. Một cơ quan  chuyên môn của Mỹ ước tính, Biển Đông có trữ lượng khoảng 11 tỉ thùng dầu và hơn 5.300 tỉ m3 khí đốt. Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) còn đưa ra con số cao hơn hàng trăm lần con số nêu trên. Gần đây, các nhà khoa học cũng nói nhiều đến tiềm năng băng cháy – nguồn năng lượng tương lai thay thế dầu mỏ…

Éo le thay, tiềm năng phong phú và sự giàu có của Biển Đông đã và đang biến nơi này thành một khu vực nóng bỏng với sự quan tâm, tranh chấp của nhiều quốc gia. Tới nay, ngoài 5 quốc gia và Đài Loan cùng có yêu sách chủ quyền, Mỹ và nhiều cường quốc phương Tây, như Úc, Pháp, Anh, Đức, cùng Ấn Độ, Nhật Bản cũng “nhảy” vào với danh nghĩa thực hiện “tự do hàng hải”. Biển Đông bỗng càng lúc càng trở nên nhộn nhịp và chật chội. Càng có thêm sự tham gia của nhiều quốc gia, Biển Đông đã nóng lại càng thêm nóng. Thậm chí, dư luận cho rằng, Biển Đông như một khu vực thử thách sức mạnh, ý chí, tính quyết đoán và vị thế không chỉ của các nước có liên quan trực tiếp, mà còn giữa một bên là các cường quốc, một bên là Trung Quốc.  Cũng vì sự tranh chấp đó, hệ sinh thái Biển Đông đã và đang bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng.

Trong các tác nhân đe dọa sinh thái Biển Đông, lo ngại nhất là Trung Quốc. Yêu sách “đường 9 đoạn” phi lý khiến Bắc Kinh như tự cho mình quyền muốn làm gì thì làm. Họ nạo vét để xây dựng các rạn san hô nhân tạo và khai thác dầu khí bằng công nghệ nứt vỡ thủy lực với quy mô rất lớn, sử dụng các phương tiện hiện đại, tiên tiến, nghiền, hút san hô và bồi đắp thành các đảo nhân tạo rộng hàng trăm nghìn m2, gây ra những tổn hại ghê gớm. Các đội tàu đánh bắt xa bờ hàng trăm nghìn chiếc của Trung Quốc ra sức tận khai thác, khiến trữ lượng cá sụt giảm rõ rệt. Số liệu thống kê cho thấy, lượng cá giảm tới 1/3 trong 30 năm qua và sẽ giảm thêm 59% vào năm 2045.

Tháng 3 năm nay, báo cáo của Quỹ nghiên cứu Observer (ORF-Ấn Độ) thông tin kèm số liệu cụ thể rằng: sự bành trướng quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông đang đẩy hệ sinh thái biển trong khu vực đến bờ vực suy sụp. Chưa hết, hằng năm, cũng chính Trung Quốc tiến hành nhiều đợt khảo sát, thăm dò địa chấn với các tàu thăm dò cỡ lớn, không chỉ gây tiếng ồn, mà còn thải khí cũng nhiều chất độc hại. Trung Quốc làm các điều này, bất chấp Điều 194 của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS), mà Trung Quốc là một thành viên tham gia, quy định rằng các quốc gia thành viên không được tiến hành các hoạt động gây ô nhiễm môi trường cho các quốc gia khác. Tháng 6/2016, Tòa trọng tài thường trực PCA ra phán quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc, phê phán, quy trách nhiệm Trung Quốc gây thiệt hại đáng kể cho rạn san hô và các loài có nguy cơ tuyệt chủng, làm sụt giảm nguồn đánh bắt cá và xáo trộn tính toàn vẹn cấu trúc của các đảo và rạn san hô trong khu vực…, Trung Quốc không những phớt lờ, mà còn tăng cường nhiều hơn các hành động gây ảnh hưởng sinh thái như trên. Chưa hết, đồng thời với hành vi vi phạm, Bắc Kinh luôn ra rả đầu lưỡi rằng, mình hành xử như một quốc gia có trách nhiệm; rằng: Chỉ các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam, mới là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường Biển Đông (?).

Chỉ có điều, ai cũng có thể bẻ gãy được luận điệu xuyên tạc của Trung Quốc. Vì khoe mình tử tể, đổ cho người khác thô bạo, nhưng Trung Quốc gần như không bao giờ kèm theo một bằng chứng cụ thể nào. Còn sự vi phạm bất chấp công pháp quốc tế của họ, cộng đồng quốc tế ai cũng dễ dàng nhận thấy.

RELATED ARTICLES

Tin mới