Wednesday, October 16, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTQ lập viện khổng tử ở nhiều nước nhằm âm mưu gì?

TQ lập viện khổng tử ở nhiều nước nhằm âm mưu gì?

Để thâm nhập và đánh cắp khoa học công nghệ, Bắc Kinh đã không từ bất cứ thủ đoạn nào. Trước hết là thực hiện cải cách mở cửa, tạo mọi điều kiện để các công ty nước ngoài đầu tư vào Trung Quốc nhưng với điều kiện là phải hợp tác với một công ty của Trung Quốc và phải chuyển giao công nghệ.

Tiếp đó là tìm cách ký kết các hợp tác nghiên cứu, đưa cán bộ đi học tập nghiên cứu ở các viện của các nước, thuộc nhiều lĩnh vực để ăn cắp khoa học và công nghệ.

Đưa lao động sang làm việc tại các công ty nước ngoài vừa để nâng cao tay nghề vừa đánh cắp công nghệ.

Cuối cùng là ào ạt tạo điều kiện cho học sinh đi học tập ở các trường nổi tiếng trên thế giới, để đào tạo một thế hệ thanh niên có tri thức tiên tiến phục vụ cho việc phát triển đất nước.

Bên cạnh việc đầu tư để có nền khoa học – công nghệ tiên tiến nhờ vào việc đào tạo, liên kết, đánh cắp trí tuệ từ các nước phát triển, đây nhanh tới độ phát triển kinh tế. Bắc Kinh còn thực hiện việc quảng bá hình ảnh Trung Quốc, văn hóa Trung Quốc ra nước ngoài.

Khi đã trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới, Trung Quốc muốn quảng bá với thế giới là Trung Quốc phát triển một phần là nhờ có nền văn hóa lâu đời và phát triển rực rỡ. Đặc biệt là những tư tưởng của Khổng Tử     đã góp phần làm cho Trung Quốc phát triển với một xã hội kỷ cương từ gia đình đến quốc gia. Các trương trình văn hóa, điện ảnh đều quảng bá cho tư tưởng này.

Các nước phát triển trước sự quảng bá mạnh mẽ của Trung Quốc cũng cho rằng chính tư tưởng Khổng giáo đã góp phần phát triển Trung Quốc. Từ đó Trung Quốc đặt vấn đề với nhiều trường đại học, viện nghiên cứu của các nước để hợp tác mở viện Khổng tử. Sau một thời gian ngắn ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Đức… nhiều viện Khổng Tử được xây dựng với sự giúp đỡ về tiền bạc, tài liệu từ nhà nước Trung Quốc. Thế hệ trẻ ở các nước này say sưa với các luận thuyết của Khổng Tử và văn hóa Trung Quốc. Từ năm 2006, có 19 viện Khổng Tử được lập ra khắp nước Đức.

Trung Quốc bắt đầu mở Viện Khổng Tử trên khắp thế giới từ năm 2004 trong một nỗ lực được cho là nhằm mở rộng sức mạnh mềm thông qua hoạt động giới thiệu văn hóa và ngôn ngữ. Viện Khổng Tử hiện có 500 cơ sở hoạt động trên 160 nước và vùng lãnh thổ.

Nhưng sau một thời gian, các nước bắt đầu nghi ngờ hoạt động của các Viện Khổng Tử trong việc gia tăng lợi ích của Bắc Kinh và trở thành công cụ tuyên truyền cho Trung Quốc vì vậy đã yêu cầu đóng cửa nhiều cơ sở của Viện Khổng Tử như Canada, Australia, Thụy Điển.

Mỹ bắt đầu siết chặt hoạt động của Viện Khổng Tử tại nước này trong năm 2021. Hồi tháng 3, Thượng Viện Mỹ đã thông qua dự luật đề xuất cắt giảm tài trợ liên bang của Mỹ cho bất cứ trường đại học, cao đẳng nào đặt Viện Khổng Tử trong khuôn viên.

Australia cũng đã thông qua đạo luật cho phép chính phủ hủy bỏ hợp đồng giữa các đại học và tổ chức giáo dục với Viện Khổng Tử nếu hoạt động của các cơ sở này đi ngược lại lợi ích quốc gia.

Đầu tháng 6.2021, Nhật Bản thông báo sẽ mở một cuộc điều tra về các Viện Khổng Tử, yêu cầu các tường có Viện Khổng Tử cung cấp thông tin về ngân sách, số lượng sinh viên tham gia…

Ngày 3.7.2021, Đức đưa ra thông báo sẽ thúc đẩy việc nghiên cứu độc lập về văn hóa, ngôn ngữ, lịch sử Trung Quốc, thay vì hợp tác với Viện Khổng Tử- những cơ sở vận hành bằng ngân sách của nhà nước Trung Quốc.

Rõ ràng việc Trung Quốc đẩy mạnh việc hợp tác xây dựng các Viện Khổng Tử ở các nước không nhằm mục đích văn hóa trong sáng mà để thực hiện âm mưu mờ ám khác. Rất may các nước đã dần nhận rõ chân tướng của Viện Khổng Tử và các hiệu pháp ngăn chặn rất cứng rắn.

RELATED ARTICLES

Tin mới