Monday, November 25, 2024
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiDoanh nghiệp Nhật muốn tăng tỉ lệ nội địa hóa tại Việt...

Doanh nghiệp Nhật muốn tăng tỉ lệ nội địa hóa tại Việt Nam

Tỉ lệ nội địa hóa nguyên liệu, vật tư, linh kiện của doanh nghiệp Nhật bản tại Việt Nam là 37%, thấp hơn nhiều so với Thái Lan 60%, Trung Quốc 70%, điều đó cho thấy các doanh nghiệp tại Việt Nam nhập khẩu hơn 60% là nguyên nhân chính dẫn đến tăng chi phí và rủi ro.

ản xuất ở Công ty TOMOKU (Nhật Bản) tại Bình Dương.

Tại diễn đàn Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam 2021 vừa diễn ra, Cục Xúc tiến Thương mại (VIETRADE), Bộ công thương và Tổ chức thúc đẩy ngoại thương Nhật Bản(JETRO) qua trực tuyến đã tổ chức Lễ ký kết Thỏa thuận Hợp tác trong khuôn khổ 2 Triển lãm quốc tế thường niên Triển lãm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam – Nhật Bản (SIE) và Triển lãm quốc tế về công nghệ chế tạo phụ tùng công nghiệp (VME) diễn ra từ ngày 15 đến ngày 17 tháng 9.

Trong những tháng đầu năm 2021, số vốn đầu tư đã phục hồi 5 lần do các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng lớn và đầu tư mở rộng, nhưng do chịu ảnh hưởng của địa dịch Covid-19 nên số dự án đầu tư giảm 30%.

Trước đó, Tổ chức thúc đẩy ngoại thương Nhật Bản (JETRO) đã tổ chức một cuộc khảo sát cho thấy, có gần 50% doanh nghiệp Nhật Bản đã và đang đầu tư vào Việt Nam muốn mở rộng hoạt động kinh doanh trong thời gian một đến hai năm tới, con số này đứng đầu trong các nước Asean.

Tuy nhiên khó khăn lớn nhất là tỉ lệ nội địa hóa nguyên liệu, vật tư, linh kiện của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam còn thấp, khoảng 37%, các doanh nghiệp Nhật Bản muốn nâng cao hơn nữa hoạt động nội địa hóa, Trưởng đại diện Tổ chức Thúc đẩy Ngoại thương Nhật Bản tại Hà Nội cho biết.

Con số 37% thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực như Thái Lan chiếm 60%, Trung Quốc 70% một phần do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên chuỗi cung ứng bị gián đoạn, vận chuyển tăng cao  đó là nguyên nhân chính dẫn đến tăng chi phí, tăng rủi ro cho doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động trong lĩnh vực chế tạo tại Việt Nam.

Trước đó, “Khảo sát thực trạng của các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại châu Á – châu Đại Dương năm 2019” được JETRO công bố vào tháng 2/2020 đã chỉ rõ, doanh nghiệp của Việt Nam chỉ đóng góp một phần nhỏ, chiếm 13,6% trong tổng thu mua nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp Nhật Bản. Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản gặp khó khăn trong việc thu mua linh phụ kiện, vật liệu từ thị trường Việt Nam. Trong khi các doanh nghiệp này thị trường trong nước là nguồn cung hàng hóa đầu vào đầy tiềm năng, trên 58% doanh nghiệp được khảo sát có xu hướng mở rộng thu mua từ thị trường trong nước.

Trước đó, ông Hirai Shinji, Trưởng đại diện JETRO tại TP.HCM cho biết, có rất nhiều nguyên nhân khiến tỷ lệ cung ứng nội địa của Việt Nam thấp so với các nước khác, trong đó trình độ sản xuất và kỹ thuật công nghệ của Việt Nam còn yếu kém được nhiều người đề cập. Nhưng thực tế cho thấy chưa hẳn do kỹ thuật yếu kém vì có những công ty Việt Nam đã đầu tư công nghệ rất tốt, và làm ra sản phẩm có chất lượng rất cao nhưng vẫn không cung ứng được. Ví dụ, một công ty Nhật Bản cầm cây bút chì đến đặt vấn đề với công ty Việt Nam và hỏi anh có thể sản xuất ra sản phẩm như thế này không và công ty Việt trả lời là không. Thứ hai, công ty Việt Nam làm được cây bút chì và sẵn sàng đáp ứng đủ các tiêu chuẩn do công ty Nhật yêu cầu nhưng yêu cầu lô hàng phải có số lượng tối thiểu 1.000 cây, nếu thấp hơn sẽ không nhận. Trường hợp thứ nhất là do công nghệ yếu kém còn trường hợp thứ hai là quy mô sản xuất và số lượng cung ứng không phù hợp.

Nguyên nhân nữa đến từ năng suất sản xuất bị giới hạn. Ví dụ như; doanh nghiệp A cung ứng mỗi lô hàng 1.000 cây bút chì và đã có đơn hàng, sau đó khách hàng khác đến đặt làm 10 cây thì doanh nghiệp này không nhận làm, vì lo nếu nhận làm thêm sẽ vượt công suất của nhà máy. Đó là câu chuyện giữa cung và cầu không gặp được nhau. Ngoài ra, doanh nghiệp Nhật Bản luôn đòi hỏi rất cao ở các khâu đóng gói, vận chuyển…, các doanh nghiệp Việt Nam có thể làm được nhưng đôi khi họ nghĩ “nhận các đơn hàng của công ty Nhật làm việc rất vất vả mới đáp ứng được yêu cầu của họ, thôi thì chọn những doanh nghiệp có điều kiện dễ dàng hơn để hợp tác”.

Thời gian qua, Việt Nam đã thay đổi nhiều cơ chế, chính sách tạo điều kiện ưu tiên phát triển ngành công nghiệp như: Luật Đầu tư năm 2014 và Nghị định số 118/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư đã quy định, công nghiệp hỗ trợ là lĩnh vực được đặc biệt ưu đãi đầu tư tại Việt Nam. Những ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển cũng đã được quy định tại Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế. Sau đó, Nghị định số 111/2015/NĐ-CP quy định cụ thể các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng và tín dụng.

Ngày 6/8/2020, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 115/NQ-CP về các giải pháp thúc đẩy phát triển CNHT. Mới đây nhất, Nghị định 57/2021/NĐ-CP bổ sung điểm g khoản 2 Điều 20 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với doanh nghiệp có dự án đầu tư sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển đã được ban hành.

Theo đó, Nghị định 57 bổ sung đối tượng doanh nghiệp được ưu đãi thuế TNDN khi đáp ứng các điều kiện sau: Có dự án đầu tư (đầu tư mới và đầu tư mở rộng) sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển, thực hiện trước ngày 01/01/2015, đáp ứng các điều kiện của dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ theo Luật sửa đổi các luật về thuế 2014 và được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận ưu đãi sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

RELATED ARTICLES

Tin mới