Monday, November 18, 2024
Trang chủBiển nóngMỹ tung 'hạm đội ma' đối đầu Hải quân Nga, TQ

Mỹ tung ‘hạm đội ma’ đối đầu Hải quân Nga, TQ

Mỹ dự địnhsẽ sử dụng những “con tàu ma” để chống lại sức mạnh ngày càng tăng của Moskva và Bắc Kinh trên khắp các đại dương.

Tàu chiến không người lái sẽ giúp Hải quân Mỹ duy trì sự thống trị trên các đại dương

Các chuyên gia quân sự cho rằng Hải quân Mỹ đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc phát triển và thử nghiệm tàu không người lái vượt đại dương cỡ lớn. Việc chế tạo những phương tiện tự hành như vậy được thực hiện như một phần của chương trình “Hạm đội Ma”.

“Hải quân Mỹ đã thử nghiệm 2 tàu tác chiến đặc biệt mang tên Nomad và Ranger với lượng giãn nước khoảng 2.000 tấn mỗi chiếc. Cả hai tàu đã thực hiện một chuyến đi trên tuyến đường dài khoảng 8.000 km từ Vịnh Mexico đến bờ biển phía Tây”.

“Mặc dù thủy thủ đoàn đã túc trực nhằm đề phòng trường hợp có sự cố, nhưng 98% thời gian các con tàu ở chế độ tự động”, các nhà phân tích của trang Strategy Page cho biết.

Hải quân Mỹ dự định mua sắm 10 chiếc “tàu ma” như vậy. Chúng chủ yếu được lên kế hoạch sử dụng ở khu vực Thái Bình Dương, nơi Hải quân Trung Quốc đang xây dựng kho vũ khí chống hạm hùng hậu.

Giới chuyên gia làm rõ, những con tàu không người lái của Mỹ sẽ nhận được nhiều loại vũ khí, cho phép chúng tấn công tàu địch, cũng như thực hiện các cuộc tấn công mặt đất.

Dự kiến những “bóng ma” chủ yếu sẽ thực hiện nhiệm vụ trinh sát và chống tàu ngầm. Liên lạc với phương tiện không người lái được duy trì thông qua mạng lưới vệ tinh.

Các nhà phân tích của ấn phẩm Mỹ lưu ý: “Có thể những con tàu như vậy cũng sẽ được trang bị bãi đáp cho phương tiện bay có hoặc không người lái. UAV sẽ hỗ trợ nhiệm vụ, trong khi máy bay trực thăng sẽ mang mọi thứ bạn cần nếu tàu có vấn đề và cần được sửa chữa”.

Bên cạnh đó, bài báo chỉ ra rằng chương trình Ghost Fleet Overlord sử dụng công nghệ không người lái đã được triển khai trong vận tải thương mại.

Tác giả giải thích: “Ngành thương mại đã đi tiên phong trong nguyên tắc không người lái trên các tàu container và tàu chở dầu cỡ lớn. Hầu hết thời gian, những con tàu này di chuyển tự động, và thủy thủ đoàn với số lượng nhỏ chỉ chịu trách nhiệm bảo trì và giải quyết nhanh các vấn đề liên quan tới thiết bị”.

Chương trình Hạm đội Ma cũng dựa trên những thành tựu đã được sử dụng trên các tàu quân sự nhỏ. Đặc biệt, chúng ta đang nói về phương tiện không người lái vượt đại dương có kích thước bằng một quả ngư lôi với khả năng bám biển trong một thời gian dài.

Ban đầu chúng được phát triển để nghiên cứu khoa học, nhưng sau đó công nghệ này “di cư” sang quân đội. Những con tàu không người lái như vậy dự báo sẽ trở thành trợ thủ đắc lực trong việc phát hiện tàu ngầm đối phương.

Cần lưu ý thêm, Mỹ không phải là người duy nhất có ý định sử dụng “tàu ma” cho hoạt động quân sự trên biển, còn có Israel đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc chế tạo tàu không người lái.

Ví dụ, Hải quân Israel được trang bị một con tàu không người lái có tên Seagull (Chim mòng biển). Đây là tàu trinh sát còn được thiết kế để chống lại tàu ngầm của đối phương và có thể sử dụng để rà phá thủy lôi trên biển.  

“Người Mỹ đã đồng ý hợp tác với Israel để trao đổi công nghệ. Hai quốc gia đang thực hiện một số phát triển cùng nhau”, Strategy Page giải thích.

Theo các nhà quan sát Mỹ, không chỉ Washington mà nhiều quốc gia NATO khác cũng nên chú ý đến công nghệ phương tiện không người lái. Điều này đặc biệt đúng đối với những nước nằm gần Biển Bắc và Baltic. Chính tại khu vực này, “mối đe dọa từ Nga” là được các nước này cho là đặc biệt lớn, bởi Moskva đang tăng cường khả năng quân sự của mình tại đây.

RELATED ARTICLES

Tin mới