Saturday, November 23, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTQ bất chấp luật pháp quốc tế khi bành trướng trên...

TQ bất chấp luật pháp quốc tế khi bành trướng trên Biển Đông

Biển Đông có vị trí rất quan trọng đối với các nước ở khu vực Thái Bình Dương. Hầu hết các nước ở khu vực này đều tuân thủ các quy định của Luật Biển quốc tế, lãnh hải của các nước tương đối ổn định.

Địa giới cuối cùng của Trung Quốc là đảo Hải Nam, cột mốc chủ quyền nay vẫn còn ở đảo Hải Nam. Nhưng thời Trung Hoa dân quốc đã vô lý đưa ra bản đồ đường 9 đoạn chiếm đến 80% diện tích Biển Đông. Lúc đó rất ít nước quan tâm đến tấm bản đồ phi lý này vì sau đó Trung Hoa dân quốc đã bị Đảng Cộng sản đánh đổ và thay thế nắm quyền ở Trung Quốc. Quốc Dân đảng buộc phải chạy ra Đài Loan và cũng chỉ kịp chiếm đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Những tưởng khi Đảng Cộng sản Trung Quốc lên nắm quyền lãnh đạo thì bản đồ đường 9 đoạn đã được quên đi vì tư tưởng thế giới đại đồng, tinh thần quốc tế vô sản. Thực ra Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn ngấm ngầm tiếp tục thực hiện tư tưởng bá quyền trên Biển Đông của Trung Hoa Dân quốc. Năm 1974 lợi dụng sự làm ngơ của Mỹ, Trung Quốc đã đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, lúc đó thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng hòa.

Những năm đất nước còn khó khăn, còn cần sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước phát triển nên Trung Quốc không dám công khai ý định chiếm trọn Biển Đông. Nhưng khi trở thành nền kinh tế lớn thứ hai Thế giới thì Trung Quốc ngang nhiên đưa ra bản đồ đường 9 đoạn với tuyên bố 80% diện tích Biển Đông thuộc chủ quyền của Trung Quốc là không thể bàn cãi. Chủ quyền biển đảo của nhiều nước bị xâm hại.

Trước thực tế đó, Philippines đã kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế. Tòa trọng tài quốc tế đã tuyên bố phủ nhận đòi hỏi phi lý của Trung Quốc. Ngay lúc đó Trung Quốc đã ngang nhiên tuyên bố không thừa nhận phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế.

Philippines ngay sau đó có Tổng thống mới và ông Tổng thống này đã lờ đi không nhắc tới việc yêu cầu Trung Quốc thực hiện phản quyết của Tòa trọng tài, thậm chí còn tìm cách cầu thân với Trung Quốc để có thể tiếp tục gia tăng xuất khẩu hàng nông nghiệp vào Trung Quốc và được Trung Quốc đầu tư xây dựng kinh tế.
Việt Nam dù là nước bị xâm hại về chủ quyền lớn nhất nhưng do còn yếu cả về kinh tế và quân sự nên chỉ chủ trương lên tiếng yêu cầu Trung Quốc phải tuân theo Luật Biển quốc tế và chủ trương giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

Các nước ASEAN chỉ có một số nước có quyền lợi ở Biển Đông nên đã không thống nhất và tỏ ra e ngại Trung Quốc nên không lên tiến phản đối Trung Quốc một cách mạnh mẽ.

Các nước phương Tây cũng không có nước nào lên tiếng yêu cầu Trung Quốc thực hiện phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế.

Mỹ và Nhật Bản là những nước có quyền lợi trực tiếp ở Biển Đông nhưng cũng lên tiếng một cách yếu ớt.

Trước thực tế đó, trong 5 năm qua kể từ khi Tòa trọng tài quốc tế (La Haye, Hà Lan) ra phán quyết, Trung Quốc không những không tuân thủ mà còn gia tăng hành động nhằm thôn tính Biển Đông. Chỉ trong một năm Trung Quốc đã ào ạt bồi đắp các đảo chiến được của Việt Nam ở Quần đảo Trường Sa thành căn cứ quân sự với đường băng đủ cho các loại máy bay quân sự cất, hạ cánh; thiết lập hệ thống tên lửa và các loại vũ khí đủ mạnh để có thể khống chế toàn bộ khu vực Biển Đông. Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền với đảo Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông đang thuộc chủ quyền của Nhật Bản.

Chỉ đến thời Tổng thống Trump, Mỹ mới bắt đầu tuyên bố phản đối yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông và cùng với một số nước khác gia tăng hoạt động ở Biển Đông nhằm ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc.

Ngày 11/07/2021, Ngoại trưởng Mỹ, ông Blinken đã nhấn mạnh tuyên bố của chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump năm 2020 về việc bác bỏ hầu hết các yêu sách chủ quyền phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông.

Liệu tuyên bố của Mỹ và một số nước có tác dụng không khi mà 5 năm qua đã chứng minh rằng Trung Quốc đang coi thường Mỹ và các nước, coi thường luật pháp quốc tế.

Với Trung Quốc, các nước cần đoàn kết và có hành động mạnh mẽ hơn về chính trị, kinh tế và quân sự mới có thể buộc họ phải tuân thủ luật pháp quốc tế.

RELATED ARTICLES

Tin mới