Friday, January 10, 2025
Trang chủBiển nóngSự kiệnGiời hại hay người hại TQ

Giời hại hay người hại TQ

Cư dân mạng lên tiếng tố cáo: Tôi cảm thấy rất khó chịu khi chứng kiến ​​tình cảnh bi đát như vậy ở Trịnh Châu. Tôi chỉ có thể mô tả đảng và chính phủ bệnh hoạn này bằng bốn từ: vô phương cứu chữa…

Thành phố Trịnh Châu, Trung Quốc sau trận mưa lũ lịch sử hôm 20/7

Bị ảnh hưởng bởi mưa lớn, hồ chứa Thường Trang ở Trung Mâu, thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam có nguy cơ bị vỡ đường ống. Để bảo vệ hồ chứa nước Trường Trang, nhà chức trách quyết định xả lũ ở hạ du vào lúc 10h30 ngày 20/7. Động thái này có thể đã dẫn đến lũ lụt chưa từng có ở Trịnh Châu. Tuy nhiên, chính quyền không thông báo trước cho người dân sơ tán, chỉ sau khi lũ tràn về mới có tin xả lũ, thông báo về thời gian xả lũ cũng không đồng nhất. Các tin tức truyền thông chính thức đã làm bùng lên sự giận dữ của cư dân mạng, và người dân đặt câu hỏi rằng liệu có phải thảm họa lũ lụt ở Trịnh Châu là một thảm họa do con người tạo ra chứ không phải là một thảm họa tự nhiên.

Vào lúc 1 giờ sáng ngày 21/7, tài khoản chính thức trên Weibo của thành phố Trịnh Châu thông báo rằng, do lượng mưa siêu lớn liên tục ở Trịnh Châu, dòng nước từ thượng nguồn đổ về rất lớn. Nên hồ chứa nước Trường Trang, ở Trung Mâu, Trịnh Châu có nguy cơ vỡ đập vào ngày 20 và việc kiểm soát tình hình nước thượng nguồn vào hồ chứa cực kỳ nghiêm trọng. Sau khi bàn bạc và nhận định, 10h30 ngày 20, hồ Trường Trang bắt đầu xả lũ về hạ du. Tính đến 21 giờ 34 phút ngày 20, mực nước theo thời gian thực của hồ là 130,54 mét, vượt mức báo động 3,05 mét, sau khi xả lũ, mực nước cao nhất trong ngày đã giảm 70 cm so với trước đó.

Phương tiện truyền thông của nhà nước “Nhân dân Nhật báo” đã đưa tin vào lúc 22:30 ngày 20 rằng Hồ chứa Trường Trang đã xả lũ vào tối ngày 20 do một tình huống nguy hiểm .

Tin tức trên đã làm dấy lên những cuộc thảo luận sôi nổi giữa các cư dân mạng, họ đã rất giận dữ, để lại hàng loạt lời bình luận như: “Trận lụt ở Trịnh Châu có thể liên quan đến việc xả lũ của Hồ chứa nước Trường Trang, nhưng thực tế báo cáo chính thức từ phía chính phủ rất là mơ hồ. Quả thực chính là coi mạng người như cỏ rác, trước tiên cứ xả nước, sau đó mới thông tri cho mọi người lánh đi, lúc đó sao còn kịp làm gì đây. Thân phận con kiến, không cần quan tâm phải không”.

Có người nói: “Lại bí mật xả lũ? Không thông báo trước cho người dân Trịnh Châu để di tản? Khi đó, trách nhiệm có thể là thuộc về “ông Trời”, thuộc loại “thiên tai nhân họa” mà không thuộc trách nhiệm nhà nước phải bồi thường?”. Một số cư dân mạng nói,” Thoạt nhìn, bạn không thể tin rằng tốc độ của nước chỉ là do lượng mưa lớn, đó phải là sự giải phóng năng lượng dự trữ rất lớn”.

Theo dữ liệu, hồ chứa nước Trường Trang chỉ cách đường vành đai phía Tây ở Trịnh Châu 2 km, đập của hồ chứa cao hơn Tháp Nhĩ Kỳ ở trung tâm thành phố 99 m và cao hơn 83m so với quận Trịnh Đông mới. Hồ chứa được biết đến có thiết kế tiêu chuẩn để có thể kiểm soát những trận lũ lụt mà như chính quyền nói là trăm năm có một. Nó được xây dựng vào năm 1959.

Thảm họa ở Hà Nam nghiêm trọng như vậy, nhưng trong báo cáo của mình vào tối ngày 20, CCTV, cơ quan ngôn luận của chính quyền Trung Quốc vẫn không đề cập đến trận mưa lớn ở Hà Nam mà thay vào đó là báo cáo về những thiệt hại to lớn do lũ lụt gây ra ở Châu Âu.

Ảnh chụp và video liên quan trên Twitter khiến cư dân mạng lên tiếng tố cáo: “Tôi cảm thấy rất khó chịu khi chứng kiến ​​tình cảnh bi đát như vậy ở Trịnh Châu. Tôi chỉ có thể mô tả đảng và chính phủ bệnh hoạn này bằng bốn từ: vô phương cứu chữa. Lúc này, các ông có tư cách gì mà bình luận về Châu Âu và Đức? Như vậy mà đòi cai trị đất nước ư? Nhà mình thì đang chết dần chết mòn, vậy mà còn quan tâm đến việc nói xấu nhà người ta”.

RELATED ARTICLES

Tin mới