Sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kêu gọi sự đồng lòng cùng doanh nghiệp các ngân hàng thương mại đồng loạt công bố giảm lãi vay cho người dân, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid 19.
Nhiều ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất cho vay
Vừa qua, nhiều ngân hàng đã công bố giảm lãi xuất 1-2%, mức giảm này giúp doanh nghiệp, người dân nhằm giảm bớt khó khăn trong bối cảnh dịch Covid -19 tiếp tục diễn biến khó lường. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng cần có kế hoạch cụ thể, đồng bộ để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua đại dịch này.
Trước đó, ngân hàng Nhà nước đã kêu gọi sự đồng lòng giảm lãi xuất cho vay đối với các doanh nghiệp, các nhân gặp khó khăn bởi ảnh hưởng của dịch Covid -19. Có 4 ngân hàng thương mại nhà nước với khoảng 70% tổng dư nợ của toàn hệ thống đã thông báo giảm lãi xuất giúp người dân, doanh nghiệp giảm bớt áp lục trong thời gian đầy khó khăn thách thức này. Đối với doanh nghiệp, Ngân hàng TMCP Ngoại thương (VCB) giảm 1% cho các ngành nghề chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh và đối với khách hàng cá nhân vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, VCB giảm 0,5% đối với khách hàng cá nhân vay phục vụ đời sống, dự kiến số tiền lãi mà ngân hàng VCB hỗ trợ khách hàng trong 6 tháng cuối năm lên đến 4.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó các ngân hàng thương mại cổ phần cũng công bố giảm lãi vay như; TMCP Phát triển TP. HCM, Ngân hàng TMCP Bản Việt, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Quân đội, TPBank…. Mức giảm 0,8-1,2% phụ thuộc vào đối tượng khách hàng và theo chính sách từng mỗi ngân hàng.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng công bố giảm 1% lãi xuất đối với dư nợ đang hiện hữu, đặc biệt, giảm 2% so với lãi xất hiện hành cho nhóm khách hàng gặp khó khăn. BIDV giảm lãi xuất đối với nhóm khách hàng chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch như: Nhà hàng, khách sạn, vận tải… dự kiến trong 6 tháng cuối năm BIDV hỗ trợ tổng nguồn lực lên đến 3.600 tỷ đồng (giảm lãi xuất dư nợ hiện hữu khoảng 2.000 tỷ đồng và 1.600 tỷ đồng đối với dư nợ vay mới).
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) sẽ giảm lãi xuất cho vay với tất cả khách hàng, ước tính khoảng 5.500 tỷ đồng để hỗ trợ giảm lãi xuất cho khách hàng từ nay đến hết năm 2021. Agriank còn hỗ trợ miễn phí chuyển tiền trong nước và cơ cấu lại nợ gốc, lãi.
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng cho biết, sau khi có chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước về giảm lãi suất cho vay, Hiệp hội Ngân hàng đã họp với 16 ngân hàng thương mại (chiếm 75% tổng dư nợ toàn hệ thống) đồng thuận phương án giảm lãi suất. Sau khi cuộc họp diễn ra, các ngân hàng đồng loạt thông báo giảm lãi suất từ ngày 15/7 đến 31/12/2021. Không chỉ vậy, nhiều ngân hàng còn áp dụng ưu đãi cho khoản vay mới. Nhằm giúp khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn. Vietcombank áp dụng chương trình lãi xuất thấp đối với khoản vay mới từ nay đến hết năm 2021. BIDV dành 1.600 tỷ đồng cho vay lãi suất ưu đãi với dư nợ cho vay mới. Sacombank triển khai nguồn vốn ưu đãi 10.000 tỷ đồng với lãi suất từ 4%/năm, dành cho doanh nghiệp xuất khẩu trong 6 tháng.
Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam cho biết; lãi xuất vay chưa bao giờ giảm như hiện nay, song vẫn khá cao so với các doanh nghiệp trong khi dịch Covid-19 tiếp tục biến hóa khôn lường, không có nguồn thu, thanh khoản bị gián đoạn.
Hiện nay, các doanh nghiệp đang rất cần vốn, nhiều doanh nghiệp không có doanh thu nhưng vẫn phải trả tiền lãi vay, tiền thuê mặt bằng, tiền lương cho lao động. Nên mức giảm 1đến 2% chưa thực sự giải quyết được vấn đề của doanh nghiệp nhất là đối với doanh nghiệp du lịch, nhà hàng, khách sạn do bị mất dòng tiền trả nợ.
Chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu chia sẻ, trong bối cảnh hiện nay cần khẩn trương hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đứng trước bờ vực phá sản, những hỗ trợ chính sách khác chỉ là tạm thời. Trong khi lãi xuất cho vay khó có thể giảm thêm thì phương án khả thi nhất là Ngân hàng Nhà nước phải đứng ra huy động ngân hàng thương mại thành lập một “tổ hợp tín dụng” cung cấp gói vay 300.000 tỷ đồng với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nếu mỗi ngân hàng trích ra 3% tổng dư nợ tín dụng tham gia gói hỗ trợ này, Doanh nghiệp được vay tín chấp hoàn toàn 2 năm đầu và trả dần trong 3 năm tiếp theo với lãi xuất ưu đãi chỉ 3-5%/năm.
Việc ngân hàng giảm lãi xuất cho doanh nghiệp là rất tốt, điều này thể hiện sự quyết tâm của ngân hàng thực hiện mong muốn của Chính phủ trong việc ổn định và giảm lãi vay giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng với lãi xuất ưu đãi, từ đó thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển. Tuy nhiên, lãi xuất cho vay phải phụ thuộc vào lãi xuất huy động, nếu lãi xuất đầu vào giảm quá sâu dòng tiền sẽ bị chảy ra khỏi hệ thống ngân hàng. Vì vậy, cơ quan chức năng cần phải có kế hoạch, giải pháp đồng bộ và miễn một số loại thuế, phí, tiền thuê đất cho doanh nghiệp bởi chỉ khi nào doanh nghiệp hoạt động ổn định thì nền kinh tế mới thực sự phục hồi.