Friday, November 22, 2024
Trang chủThâm cung bí sử50 năm sau "cú shock Nixon", Olympic Bắc Kinh chứng kiến quan...

50 năm sau “cú shock Nixon”, Olympic Bắc Kinh chứng kiến quan hệ Mỹ – Nga – Trung “đảo lộn”

Các chuyên gia đối ngoại có lẽ sẽ quan tâm ngày 21/2/2022, một ngày sau khi Olympic Bắc Kinh kết thúc, đánh dấu mốc 50 năm thời điểm Tổng thống Mỹ Richard Nixon đến Trung Quốc. Thế vận hội Olympic Tokyo đã chính thức khai mạc vào thứ sáu, và ngay lập tức, trong lúc đó sự chú ý của dư luận đã hướng đến Thế vận hội Mùa đông, dự kiến sẽ diễn ra tại Bắc Kinh vào tháng 2 năm sau.

Sự “đảo lộn” trong quan hệ Mỹ – Nga – Trung sau 50 năm

Các chuyên gia về chính sách đối ngoại có lẽ sẽ quan tâm ngày 21/2/2022, một ngày sau khi Thế vận hội Mùa đông kết thúc, và đánh dấu mốc 50 năm thời điểm Tổng thống Mỹ Richard Nixon đến Bắc Kinh và sau đó bắt tay với Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông.

Theo đó, thời điểm năm 2022 sẽ cho thấy ông Tập Cận Bình nhìn nhận lại quyết định lịch sử được đưa ra nửa thế kỷ trước như thế nào. Nếu Mỹ và Trung Quốc muốn tổ chức một cuộc gặp thượng đỉnh nhằm thay đổi trật tự thế giới sau chiến tranh thế giới thứ 2, mọi quyết định cần phải được thực hiện trước thời điểm Thế vận hội Olympic Mùa đông. Và nếu sự kiện này không diễn ra, thì có lẽ điều này cũng mang ý nghĩa đặc biệt.

Căng thẳng ngoại giao giữa hai nước rõ ràng sẽ ngày càng tăng cao trước thời điểm diễn ra sự kiện thể thao. Vào tháng 5 vừa qua, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đã kêu gọi “tẩy chay ngoại giao” Thế vận hội Mùa đông, khi viện dẫn những vấn đề về nhân quyền tại Trung Quốc. Một tháng sau, thượng viện Mỹ thông qua đạo luật cấm dùng ngân sách liên bang để các quan chức chính phủ Mỹ có thể dự sự kiện này.

EU và Anh sau đó cũng hưởng ứng khi hai bên đều thông qua nghị quyết kêu gọi việc tẩy chay ngoại giao Thế vận hội Mùa đông nếu tình hình nhân quyền tại khu tự trị Tân Cương không thay đổi.

Khi Bắc Kinh tổ chức Thế vận hội Olympic Mùa hè 2008, đã có hơn 80 nhà lãnh đạo nước ngoài đến tham dự lễ khai mạc, bao gồm Tổng thống George W.Bush, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Nhật Yasuo Fukuda.

Bất chấp các ý định ban đầu nhằm tẩy chay lễ khai mạc do bạo động xảy ra tại Tây Tạng vào tháng 3/2008, nhiều nhà lãnh đạo vẫn quyết định tham dự sự kiện chủ trì bởi Chủ tịch Trung Quốc vào lúc đó là ông Hồ Cẩm Đào.

Ở thời điểm hiện tại, Bắc Kinh đã thực thi các bước đi mang tính chủ động. Truyền thông Trung Quốc cho biết Ngoại trưởng Vương Nghị đã nhận được sự xác nhận sẽ tham dự của Tổng thống Nga Vladimir Putin từ người đồng cấp phía Nga Sergey Lavrov khi hai bên gặp mặt ngày 15/7 tại Tashkent, Uzbekistan.

Đối với Nga, đây cũng là cơ hội để lật ngược thế cờ. Về mặt biểu tượng, ngày 15/7/1971 là thời điểm Nixon đưa ra tuyên bố cho biết Cố vấn an ninh quốc gia Henry Kissinger đã bí mật đến thăm Trung Quốc. Tổng thống Nixon cũng nói rằng ông cũng sẽ đến thăm Trung Quốc một năm sau đó.

Cơn địa chấn ngoại giao vào lúc đó được đặt tên “cú shock Nixon” tại Nhật Bản

Vào thời điểm kỉ niệm 50 năm ngày lịch sử đó, phía Nga đã đưa ra món quà tuyệt vời nhất: chuyến thăm của ông Putin, dù rằng Olympic Mùa đông sẽ diễn ra trong 6 tháng nữa.

Sự kiện năm 1971 giữa Mỹ và Trung Quốc được cho nhằm đối phó với Liên Xô. Nửa thế kỉ sau, Trung Quốc và Nga đang xích lại gần nhau.

Phép thử quan hệ Mỹ – Trung

Từ góc nhìn ngoại giao, Trung Quốc muốn mối quan hệ ổn định với Mỹ ở thời điểm mốc kỉ niệm quan trọng này. Nền tảng cho quan hệ Trung – Mỹ hiện nay vốn xuất phát từ Thông cáo chung Thượng Hải khi Nixon đến thăm Trung Quốc vào tháng 2/1971. Theo đó, Mỹ đã công nhận “một Trung Quốc” bằng văn bản.

Nhưng Washington dường như đã đẩy mạnh các nỗ lực nhằm bảo vệ Đài Loan trong thời gian gần đây. Liên tiếp diễn ra các chuyến bay vận tải quân sự Mỹ tới Đài Loan có thể là một dấu hiệu cho điều đó. Một máy bay C-17 đưa phái đoàn các nghị sĩ quốc hội Mỹ đã đáp xuống Đài Loan vào ngày 6/6, sau đó là chiếc C-146A vào ngày 15/7.

Những bước đi này được cho nhằm cảnh báo chính quyền Bắc Kinh trước khi tính tới các biện pháp quân sự nhằm kiểm soát Đài Loan.

Tuy nhiên, chính ông Tập cũng tuyên bố trong bài phát biểu ngày 1/7 đánh dấu mốc 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, rằng việc đưa Đài Loan trở về Trung Quốc “là nhiệm vụ lịch sử và cam kết không thể lay chuyển”.

Ngày 9/7, ông Kissinger dự một sự kiện online đánh dấu 50 năm chuyến thăm bí mật của ông tới Trung Quốc. Cùng với ông có Phó Chủ tịch Vương Kỳ Sơn.

“Thách thức lớn nhất với Mỹ không phải là Trung Quốc mà là chính bản thân nước Mỹ”, ông Vương nói. “Chính sách Mỹ – Trung nên trách việc rơi vào vòng xoáy của sự lạc lối và nhận định sai lầm”.

Trung Quốc sẽ tiếp tục giữ quan điểm cứng rắn với Washington, khi quan hệ song phương vốn đã không cải thiện kể từ khi Tổng thống Biden lên nắm quyền.

Khi chỉ còn chưa đầy 200 ngày tới Thế vận hội Bắc Kinh, đây sẽ là bài kiểm tra về tương lai quan hệ Mỹ – Trung, cũng như vị trí của Trung Quốc trên trường chính trị quốc tế. Bài kiểm tra này cũng bao gồm quan hệ Trung – Nhật, vốn sẽ kỉ niệm 50 năm bình thường hoá quan hệ ngoại giao vào 2022.

Sự kiện thượng đỉnh trực tiếp giữa hai nhà lãnh đạo Joe Biden và Tập Cận Bình dự kiến sẽ được xác định trước thời điểm diễn ra thế vận hội mùa đông. Liệu hai bên có thể tìm được điểm chung sau khi đã đặt ra lằn ranh đỏ? Nửa thế kỉ sau “cú shock Nixon”, quan hệ Mỹ – Trung đang đứng trước bước ngoặt lớn.

RELATED ARTICLES

Tin mới