Sunday, November 24, 2024
Trang chủQuân sựTQ chật vật chạy đua quân sự với Mỹ

TQ chật vật chạy đua quân sự với Mỹ

Trung Quốc đang chật vật chạy đua để bắt kịp Hoa Kỳ về quân sự. Theo một báo cáo vào tháng 6 của một tổ chức tư vấn chính sách, Trung Quốc đang làm như vậy bằng cách tăng cường các nỗ lực đổi mới trong nước song song với các nỗ lực đánh cắp tài sản trí tuệ đang diễn ra.

ĐCSTQ luôn ôm giữ mục tiêu đánh bại Hoa Kỳ

Báo cáo của Tổ chức Nghiên cứu và Phát Triển RAND có tiêu đề “Mua lại Quốc phòng ở Nga và Trung Quốc” được Epoch Times trích dẫn cho biết “Việc Trung Quốc phụ thuộc vào hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ có nghĩa là vũ khí của họ đã tụt hậu nhiều năm, nhưng Trung Quốc nhận ra thiếu sót đó và đang đầu tư vào và phát triển năng lực nội tại thông qua liên doanh và mua lại công nghệ ngoại quốc”.

Bản báo cáo này được soạn thảo cho Quân đội Hoa Kỳ, phác thảo cách Trung Quốc đang rời bỏ mô hình tiêu chuẩn là sao chép các quốc gia khác. “Nhìn chung, PLA đã vượt qua nhiều rào cản công nghệ và là mối đe dọa rõ ràng đang cận kề đối với Hoa Kỳ trong những thương vụ mua lại quốc phòng”.

Trộm cắp và Mua lại

Mô hình đổi mới của Trung Quốc trong nhiều năm qua là trộm cắp và sao chép, mà các tác giả của tổ chức RAND gọi là “mô hình sao chép-thay thế”. Nhiều sư đoàn của Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) được trang bị bản sao vũ khí của các quốc gia khác.

RAND trích dẫn rằng phi cơ Trung Quốc có những điểm tương đồng nổi bật với các phi cơ đối ứng của Hoa Kỳ và Nga. Trong số danh sách các số hiệu [không lưu] có tiêm kích F-35 Lightning II của Hoa Kỳ và J-31 Gyrfalcon của Trung Quốc trông tương tự nhau.

Một tiêm kích khác, được gọi là J-20 Mighty Dragon, tương tự như F-22 Raptor của Hoa Kỳ. Nhưng theo báo cáo, mặc dù J-20 đang trải qua quá trình phát triển tương đối nhanh chóng, RAND ước tính rằng Trung Quốc còn kém Hoa Kỳ tới 20 năm trong lĩnh vực hàng không quân sự.

Trên thực tế, khẩu súng trường tiêu chuẩn được sản xuất trong nước của PLA trong khoảng 25 năm qua, súng trường tự động QBZ-95, có thể sớm bị thay thế bằng một mẫu sao chép. Theo phân tích từ The Firearm Blog, thiết bị thay thế, được biết đến với tên gọi không chính thức là súng trường tiến công QBZ-191, là một bản sao gần giống của súng tiểu liên Heckler và Koch 416. Khẩu súng trường này cũng rất giống khẩu AR-15.

Theo RAND, việc ĐCSTQ “dựa vào hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ để phát triển vũ khí đã giúp duy trì khả năng cạnh tranh nhưng lại khiến họ tụt hậu vài năm”. Điều này đã khiến Trung Quốc tăng cường nỗ lực trong nghiên cứu và phát triển (R&D) của riêng mình.

Cố gắng đổi mới

Chi tiêu quân sự nội địa của Trung Quốc đã tăng lên trong những thập kỷ gần đây và cách tiếp cận đổi mới của quốc gia này đã có sự thay đổi mô hình trong những năm gần đây.

Báo cáo viết, “Chi tiêu quân sự của Trung Quốc đã tăng gấp 10 lần tính bằng đồng dollar cố định trong 25 năm qua, với mức chi tiêu đạt mức cao nhất mọi thời đại là 250 tỷ USD vào năm 2018″. Để so sánh, Hoa Kỳ có ngân sách quốc phòng là 700 tỷ USD trong cùng năm.

Từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền đã dẫn đến một số thay đổi có tính hệ thống trong chiến lược phát triển vũ khí của PLA. Kể từ năm 2016, các lĩnh vực quân sự và thương mại đã trở nên tích hợp chặt chẽ hơn. Các thiết kế quân sự thường được các công ty dân sự đấu thầu, mặc dù thuộc sở hữu của nhà nước.

Theo báo cáo của RAND, “xét về quy mô, trong số 22 công ty quốc phòng có doanh thu cao nhất trên toàn thế giới, có chín công ty đến từ Hoa Kỳ và tám công ty đến từ Trung Quốc”. Mức lương của các nhà quản lý dự án và kỹ sư của Trung Quốc cũng đang trở nên cạnh tranh so với [mức lương] ở Hoa Kỳ. Điều này càng thu hút các công dân Trung Quốc theo học các trường đại học ở hải ngoại hồi hương.

Sau khi tốt nghiệp năm 2000, hầu hết tất cả sinh viên Trung Quốc đã bắt đầu sinh sống ở hải ngoại. Đến năm 2016, gần 65% sinh viên Trung Quốc đã quay trở lại Trung Quốc.

Các rào cản đến chiến trường

Tiền và trộm cắp không thể giải quyết tất cả các vấn đề phát triển của Trung Quốc. Báo cáo cho biết, “PLA vẫn đang chật vật để thúc đẩy sự đổi mới trong nước và thu hẹp khoảng cách về một số khiếm khuyết kỹ thuật rõ ràng, chẳng hạn như các vi mạch bán dẫn cao cấp, tàu ngầm không ồn và động cơ phi cơ”.

RAND nhấn mạnh những trở ngại nội bộ bắt nguồn từ cấu trúc chính trị của ĐCSTQ . Báo cáo nêu rõ, “ngay cả khi đang cố gắng xóa bỏ những rào cản kỹ thuật này, PLA phải giải quyết sự kém hiệu quả của thể chế và các rào cản liên quan đến quản lý và việc bảo đảm chất lượng vốn đang tiếp tục cản trở các nỗ lực cải cách của họ”.

Hơn nữa, “Việc thiết kế các hợp đồng quốc phòng của Trung Quốc cũng không khuyến khích sự minh bạch và trách nhiệm giải trình”. Ngôn ngữ trong các bản hợp đồng là mơ hồ, các doanh nghiệp trúng thầu được bảo đảm một phần lợi nhuận trên giá trị hợp đồng, và các doanh nghiệp trả giá thầu thấp nhất cho các hợp đồng được nhận các dự án động viên an ủi. Theo RAND, những dấu tích của nền kinh tế chỉ huy này dẫn đến rất ít hoặc không có động lực để đổi mới.

RELATED ARTICLES

Tin mới