Sunday, November 24, 2024
Trang chủĐiểm tinVì sao ông Tập không dám đến Hà Nam

Vì sao ông Tập không dám đến Hà Nam

Trong khi thảm hoạ ở Hà Nam khiến cả Trung Quốc bàng hoàng, tại sao ông Tập không đến khu vực chịu thiên tai mà lại đến Tây Tạng xa xôi?

Ngày 21/7, Tân Hoa Xã báo cáo rằng Tập Cận Bình đã đưa ra chỉ thị đối với công tác phòng chống lũ lụt rằng: phải đảm bảo tính mạng và an toàn của người dân lên trên hết, nắm vững các biện pháp phòng chống lũ lụt và cứu trợ thiên tai.

Những tưởng ông Tập sẽ lên tuyến đầu ở Hà Nam để giúp đỡ người dân Hà Nam, nhưng ông lại bất ngờ đến Lhasa – Tây Tạng để thị sát trong 2 ngày từ 21 đến 22/, theo cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ đăng ngày 23/7.

Không có thông tin chính thức nào liên quan trước chuyến thăm Tây Tạng của Tập Cận Bình, cho nên đây được xem là chuyến thăm bí mật. Trong khi thảm hoạ ở Hà Nam khiến cả Trung Quốc bàng hoàng, tại sao ông Tập không đến khu vực chịu thiên tai mà lại đến Tây Tạng xa xôi?

Có thông tin cho rằng ông Tập đi Tây Tạng là do căng thẳng hai nước Trung – Ấn. Biên giới hai nước nằm chủ yếu ở Tây Tạng và Tân Cương. Nhưng trên thực tế, giữa Ấn Độ và Tây Tạng là dãy Himalayas (có đỉnh Everest cao gần 9km), còn giữa Ấn Độ và Tân Cương là núi Côn Lôn (cao trung bình 5,5 đến 6km). Cho nên không thể nói binh lính Ấn Độ leo qua núi Côn Lôn hoặc vượt dãy Himalayas để tấn công Tây Tạng hoặc Tân Cương.

Một số người nói rằng Tập Cận Bình đến Tây Tạng là để kỷ niệm 70 năm ngày ‘giải phóng hoà bình’ cho Tây Tạng. Nhưng trên thực tế, Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và chính quyền địa phương của Tây Tạng đã ký ‘Hiệp định 17’ vào ngày 23/5. Mà ngày 23/5 đã qua hơn 2 tháng rồi.

Trong Viễn kiến khoái bình (Nhìn xa bình nhanh) đăng ngày 24/6, học giả Đường Tĩnh Viễn có một nhận định khác:

Tô vẽ tính ưu việt của thể chế ĐCSTQ

“Lý do khiến Tập Cận Bình không đến vùng thiên tai, bởi vì ông ấy không muốn chứng minh thảm hoạ ở Hà Nam là do lãnh đạo của chính quyền. Bởi vì điểm này liên quan đến tính ưu việt của hệ thống ĐCSTQ mà ông Tập đang cố gắng tuyên truyền trên trường quốc tế.

Chúng ta đều thấy lũ lụt xảy ra ở châu Âu, đặc biệt là ở Đức, ĐCSTQ đã cật lực tham gia vào cuộc chiến dư luận. ĐCSTQ rêu rao rằng ‘thể chế dân chủ của Đức là điển hình cho việc quản lý quốc gia thất bại, thiếu hiệu quả’ v.v.

Hồ Tích Tiến – tổng biên tập Thời báo Hoàn cầu, lại sử dùng tiêu chuẩn ‘Lũ lụt ở Đức là vấn đề quản lý, còn lũ lụt ở Trịnh Châu là vấn đề thời tiết’ để làm luận điệu tuyên truyền.

Nếu lúc này ông Tập đến Hà Nam thị sát, điều này tương đương với việc thừa nhận tính nghiêm trọng của tai nạn. Nếu Tập Cận Bình ‘đại giá quang lâm’ Hà Nam để ổn định cục diện, như vậy sẽ thừa nhận trình độ quản lý quốc gia của ĐCSTQ không ổn. Điều này không khác gì lấy đá nện chân mình.

Tập Cận Bình không đi, nên trong bản tường thuật chính thức của ĐCSTQ sẽ có cớ ‘cho dù mọi chuyện xảy ra ở Hà Nam lớn như thế nào, nó cũng chỉ là một thảm họa cục bộ. Vì có một mô hình quản lý tuyệt vời của ĐCSTQ, ngay cả khi lượng mưa vượt gấp ba lần ở Đức, thì số người chết cũng ít hơn nơi đó’. Vậy nên lãnh đạo tối cao không phải bận tâm trong lịch trình bận rộn của mình.

Vì vậy chúng ta hoàn toàn có thể hình dung trong ngữ cảnh này, số người thương vong và thiệt hại kinh tế trong lũ lụt ở Hà Nam rất có thể bị kiểm soát để phản ánh ‘tính ưu việt trong thể chế quản lý của ĐCSTQ’.

Đây vốn là quân bài mặc cả cần thiết để ĐCSTQ cạnh tranh quyền phát biểu trên thế giới, cũng chính là ‘năng lượng tích cực’ mà những tiểu phấn hồng ra sức kêu thét trên mạng xã hội. Nhưng đằng sau quân bài này là vô số điều giả dối và những oan hồn chịu tội. Giá trị sinh mệnh trong mắt của ĐCSTQ chỉ là ‘lực lượng’ tập trung cần thiết cho việc làm đại sự.

Từ góc độ này mà nhìn, cái gọi là tính ưu việt của chế độ ĐCSTQ trên thực tế chỉ là: ĐCSTQ có thể tuỳ ý làm những gì nó muốn mà không phải chịu trách nhiệm và coi mạng người như cỏ rác. Quốc gia hay chính phủ bình thường nào không thể có được những điều này”.

Điều ‘quỷ dị’ trong chuyến thăm Tây Tạng

Khi Tập Cận Bình đến Tây Tạng đã xuất hiện một điều rất kỳ lạ.

Đoàn xe của ông Tập đang dần tiến đến, nhiều người hai bên đường đã ném… vải trắng lên xe của ông ta. Tấm vải trắng này gọi là Hada.

Khi sử dụng Hada này có những quy tắc rất nghiêm ngặt. Nếu cấp dưới tặng cấp trên, thì cấp dưới phải dâng bằng hai tay. Nếu cấp trên tặng cấp dưới, thì cấp trên dùng hai tay quàng Hada lên cổ cấp dưới. Còn nếu hai người bằng cấp thì cũng phải dùng, thì người tặng cũng dùng hai tay nâng Hada.

Nhưng lần này người dân lại ném Hada lên đoàn xe của ông Tập. Thứ nhất là hạn chế tầm nhìn, thứ hai làm mọi người có cảm giác như ném vàng mã lên đoàn xe tang vậy. Người hai bên đường mặc đồ đen, mang băng trắng, trông không khác gì một đám tang…

RELATED ARTICLES

Tin mới