Monday, November 25, 2024
Trang chủQuân sựTQ tăng cường tuyên truyền thù địch với Mỹ

TQ tăng cường tuyên truyền thù địch với Mỹ

ĐCSTQ đã được dịp thỏa chí lộng hành trong việc đẩy mạnh tuyên truyền chống Mỹ sau các vòng đàm phán ngoại giao cao cấp giữa hai quốc gia.

Hôm 26/07, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman đã có cuộc gặp riêng với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và Thứ trưởng Tạ Phong tại thành phố cảng Thiên Tân, Trung Quốc. Cách thức đối đầu được mệnh danh là “ngoại giao chiến lang” của Bắc Kinh đã được phơi bày trọn vẹn, với việc hai quan chức ĐCSTQ đưa ra một loạt cáo buộc về “những hành động sai trái” của Hoa Kỳ, theo các tuyên bố đưa ra từ các cuộc họp.

Ông Tạ đã cáo buộc Hoa Kỳ thiết lập Bắc Kinh như một “kẻ thù tưởng tượng” để củng cố lại “ý thức về chí hướng quốc gia” của chính mình.

Trong khi đó, ông Vương yêu cầu Hoa Kỳ không vượt qua “ba lằn ranh mấu chốt” của Trung Quốc —Tân Cương, Tây Tạng và Hồng Kông—tuyên bố rằng ba vấn đề này “không liên quan gì đến nhân quyền hay dân chủ.”

Sự lạm dụng của ĐCSTQ ở Tân Cương và Hồng Kông chỉ là một trong các lĩnh vực trọng tâm của chính phủ Tổng thống Joe Biden, vốn đã tìm cách tập hợp các đồng minh để đẩy lùi các hành vi vi phạm khác nhau của Bắc Kinh, từ hoạt động gián điệp mạng được nhà nước hậu thuẫn đến các hoạt động quân sự ở Biển Đông. Những lo ngại này đã được bà Sherman nêu ra trong các vòng đàm phán.

Giọng điệu trơ trẽn của các quan chức Trung Quốc trong cuộc họp cao cấp đầu tiên dưới thời chính phủ Tổng thống Joe Biden ở Alaska hồi tháng 03/2021 một lần nữa lại được lặp lại tại các cuộc đàm phán ở Thiên Tân này. Trong một tràng chỉ trích công khai, quan chức chính sách ngoại giao hàng đầu của ĐCSTQ là ông Dương Khiết Trì đã chê bai Ngoại trưởng Antony Blinken và cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan về những gì ông mô tả, là sự đối xử tệ bạc với các nhóm người thiểu số và nền dân chủ đầy đấu tranh lục đục của Hoa Kỳ.

Ông Tạ cũng trao cho bà Sherman hai danh sách về các mối quan tâm và yêu sách của Bắc Kinh, bao gồm cả yêu cầu dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với các quan chức và tổ chức của ĐCSTQ.

Theo chuyên gia về Trung Quốc Gordon Chang, đối với Bắc Kinh, các cuộc đàm phán ở Thiên Tân chưa bao giờ là về việc kết giao chân thành với Hoa Kỳ.

Ông Chang nói với The Epoch Times trong một Email rằng, “Trung Quốc đã sử dụng cuộc gặp với Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman giống như cách mà họ đã sử dụng cuộc gặp hồi tháng Ba ở Anchorage—không phải để làm việc với chính phủ ông Biden, mà là để khởi động một chiến dịch tuyên truyền thù địch chống lại Hoa Kỳ”.

“[Lãnh đạo ĐCSTQ] Tập Cận Bình không còn muốn hòa giải hay thỏa hiệp với ai khác nữa, ngay cả với người Mỹ. Trung Quốc của ông Tập là các bài giáo huấn, các mệnh lệnh và yêu sách”.

Hoạt động tuyên truyền thù địch

Các phương tiện truyền thông nhà nước đã nhanh chóng quảng bá những bình luận hung hăng của ông Tạ trong các bài đăng trên mạng xã hội, dựng nên một luận thuật rằng Trung Quốc đang đứng vững trước một Hoa Kỳ “kiêu ngạo.”

Trong một bài xã luận hôm 26/07, tờ Thời Báo Hoàn Cầu, cơ quan ngôn luận hiếu chiến do ĐCSTQ điều hành, đã dành những lời khen chồng chất về thành tích của hai vị quan chức này.

Tờ báo nêu rõ, “Chúng ta phải làm cho người Mỹ ngày càng nhận thức rõ hơn về việc họ ngốc đến mức nào khi định hình Trung Quốc thành một đối thủ chiến lược một cách bất chấp”.

Một ngày sau, tờ báo này đã công bố một bài bình luận biện minh cho chính sách ngoại giao “chiến lang” của ĐCSTQ bằng cách trích dẫn lời một giáo sư người Trung Quốc.

Giáo sư Trương Duy Vi (Zhang Weiwei), Chủ nhiệm Viện Trung Quốc thuộc Đại học Phúc Đán, nói với tờ báo này rằng, “Chúng tôi đã quen với việc bị phương Tây và các phương tiện truyền thông phương Tây giáo huấn. Tôi nghĩ bây giờ đã đến lúc phương Tây phải làm quen một chút với việc bị Trung Quốc giáo huấn ngược trở lại. Sự giáo huấn đáp trả này hiện đang bị mô tả như một hình thức ngoại giao kiểu lang sói nào đó. Tôi nghĩ đã đến lúc các vị cũng nên trải nghiệm những gì chúng tôi đã từng nếm trải trong quá khứ”.

Tờ China Daily do nhà nước điều hành đã đăng một bài xã luận hả hê đắc chí rằng “bà Sherman sẽ không trở về nhà tay không” vì Bắc Kinh đã đưa cho bà hai bản danh sách.

Còn các bài báo khác của truyền thông địa phương thì cho rằng bà Sherman được các quan chức Trung Quốc “cho đi học.” Một video của một đài truyền hình cấp tỉnh do nhà nước điều hành có nhan đề, “Lĩnh vực năng lượng của Trung Quốc hiện nay mạnh đến mức nào?”, quan chức Trung Quốc Tạ Phong đã cực lực chỉ trích bà Sherman trước bàn dân thiên hạ.

Đừng đàm phán nữa

Theo ông Minh Cư Chính, giáo sư danh dự tại Khoa Khoa học Chính trị của Đại học Quốc gia Đài Loan, ĐCSTQ không có lựa chọn nào khác ngoài việc duy trì lập trường thù địch đối với Hoa Kỳ.

“Bắc Kinh lo ngại rằng nếu các quan chức của họ hành xử có chừng mực trong các cuộc đàm phán này, các cuộc đàm phán sẽ nghiêng nhiều về phía có lợi cho Hoa Kỳ”, ông nói.

Ông Minh nói với The Epoch Times rằng, “Lập trường cứng rắn có nghĩa là những quan chức này có thể cho người dân Trung Quốc thấy họ dám thách thức Hoa Kỳ như thế nào, họ sẽ không cúi đầu trước Hoa Kỳ ra sao, và vì thế những quan chức này có đủ tư cách để lãnh đạo đất nước”.

Vài ngày trước chuyến thăm của bà Sherman, ĐCSTQ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt trả đũa đối với cựu Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Wilbur Ross và những người Mỹ khác để đáp lại các lệnh trừng phạt của chính phủ Tổng thống Biden nhắm vào các quan chức Bắc Kinh liên quan đến việc đàn áp các quyền tự do ở Hồng Kông.

Ông Minh cho hay, việc phục tùng theo yêu cầu của Hoa Kỳ cũng sẽ gây tổn hại đến ông Tập Cận Bình trước thềm Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc lần thứ 20, một sự kiện tối quan trọng sẽ diễn ra vào năm sau, khiến vị tổng bí thư này rơi vào tình thế khó khăn của việc chỉ định người kế nhiệm ông hoặc tìm kiếm một nhiệm kỳ 5 năm mới.

Ông nói rằng ĐCSTQ  không vội giải quyết các vấn đề song phương trong các cuộc đàm phán này bởi vì họ nhận thấy mình có vị thế tốt hơn để đàm phán nếu Hoa Kỳ vật lộn để ngăn chặn sự lây lan của virus corona mới ở trong nước.

Ông Hồ Bình (Hu Ping), một nhà bất đồng chính kiến ​​thường trú tại New York và là tổng biên tập của tạp chí chính trị Trung Quốc Mùa xuân Bắc Kinh, đã bác bỏ những cáo buộc của ông Tạ nhắm vào Hoa Kỳ là “nực cười.”

Thay vì là một “kẻ thù tưởng tượng” như ông Tạ đã cáo buộc, ĐCSTQ trên thực tế “không chỉ là mối đe dọa to lớn đối với người dân Trung Quốc, mà còn đối với Hoa Kỳ và toàn thế giới,” ông Hồ cho hay.

“Vì vậy, việc xã hội quốc tế và Hoa Kỳ luôn cảnh giác cao độ đối với đất nước Trung Quốc bị một đảng thống trị và nhà cầm quyền ĐCSTQ là hoàn toàn chính đáng”.

Đối với ông Chang, tác giả cuốn “Sự sụp đổ sắp tới của Trung Quốc”, những cuộc đàm phán này chỉ ra rằng việc kết giao với ĐCSTQ là [tương đương với đâm đầu vào] một ngõ cụt.

Ông Chang nói, “Thời điểm để nhóm của ông Biden ngừng gặp mặt với Bắc Kinh đã qua từ lâu”, “Tại sao chúng ta phải chịu đựng sự ngạo mạn này? Đừng đàm phán nữa, hãy bắt tay vào hành động đi. Chúng ta cần bắt đầu tự vệ một cách nghiêm túc”.

RELATED ARTICLES

Tin mới