Thursday, January 9, 2025
Trang chủĐiểm tinVì sao Taliban chiếm được Afghanistan, Israel nửa mừng nửa lo?

Vì sao Taliban chiếm được Afghanistan, Israel nửa mừng nửa lo?

Taliban đã tới cửa ngõ thủ đô, điều đó không chỉ gây lo lắng cho Kabul mà còn cả đối với quốc gia tưởng chừng không liên quan như Israel.

Những trận đánh thành công chớp nhoáng của Taliban ở Afghanistan báo hiệu sự thay đổi cán cân quyền lực ở ngã tư Trung và Nam Á, đánh dấu sự hồi sinh của mối đe dọa khủng bố ở Trung Đông.

Việc Taliban đang áp sát thủ đô Kabul và sự hồi phục không thể tránh khỏi của các phần tử khủng bố al-Qaeda và tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) trong các hang ổ cũ của chúng, sắp tới là một mối đe dọa đối với thế giới Ả Rập và Hồi giáo, đặc biệt là đối với Iran.

Việc Iran và thế giới Ả rập phải bận tâm với mối nguy từ Taliban và các tổ chức khủng bố như IS hay al-Qaeda sẽ giúp an ninh của Israel sẽ được đảm bảo, cùng với sự ổn định của các quan hệ đối tác khu vực được hình thành theo các hiệp định Abraham.

Tuy nhiên, điều này sẽ mở ra cánh cửa cho sự can thiệp của Thổ Nhĩ Kỳ, khiến cho Israel thêm phần lo lắng.

Taliban chiếm Kabul chỉ là vấn đề thời gian

Việc Taliban chớp nhoáng chiếm được 14 thủ phủ của tỉnh và 15 thị trấn đã làm tiêu tan hy vọng của chính quyền Biden về việc Taliban và tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani đạt được một thỏa thuận ngừng bắn, sau khi quân đội Mỹ rút khỏi đất nước và khiến Taliban có cơ hội đặt thủ đô Kabul trong tầm với của hỏa lực.

Lầu Năm Góc cho biết vào thứ 7, ngày 14 tháng 8, rằng hầu hết trong số 3.000 quân được lệnh điều động bổ sung của Tổng thống Joe Biden đến Kabul để đẩy nhanh việc sơ tán an toàn quân đội và đại sứ quán Hoa Kỳ, sẽ được thực hiện vào hôm nay,15/8.

Họ sẽ hỗ trợ tiểu đoàn Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đầu tiên vừa đổ bộ để di chuyển hàng nghìn người sơ tán mỗi ngày ra khỏi Afghanistan.

Ngoài Thủy quân lục chiến, 4.500 đến 5.000 người khác đã được gửi đến các căn cứ ở Vịnh Ba Tư, với 1.000 nhân viên đến Kuwait để tăng tốc xử lý thị thực cho các phiên dịch viên người Afghanistan, gia đình của họ và những người khác lo sợ bị trả thù vì đã hỗ trợ Mỹ trong suốt gần 20 năm chiếm đóng sau vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001.

Sự cấp bách được đưa ra sau khi Lực lượng đặc biệt lên tới 300.000 quân của Quân đội Afghanistan, mà Mỹ đã huấn luyện và trang bị trong 20 năm với chi phí khoảng 88 tỷ USD, bị Taliban đánh bại ở hết chỗ này đến địa phương khác.

Chính quyền Kandahar và Herat, những thành phố lớn nhất sau Kabul, đã đầu hàng, trao hơn 2/3 đất nước bao gồm cả miền nam cho lực lượng Taliban, mặc dù binh lực ở các tỉnh này chiếm tới 1/3 quân số của Quân đội Afghanistan.

Trớ trêu thay, chính Taliban mới là bên đã làm được như những lời ca ngợi của Tổng thống Joe Biden khi bày tỏ niềm tin vào các lực lượng chính phủ Afghanistan sẽ giữ vững đất nước sau khi Mỹ rút quân: “Họ sẽ chiến đấu cho chính mình, chiến đấu hết mình cho quốc gia của mình”.

Mazar-e-Sharif, một thành trì chống Taliban truyền thống ở phía bắc, vẫn đang cầm cự trong vòng vây của Taliban, còn Kabul, thủ đô 4 triệu dân, ngày càng có nguy cơ biến thành địa điểm đánh dấu sự sụp đổ của chính phủ Ashraf Ghani.

Điều hầu như không được giới truyền thông phương Tây chú ý là trong tuần này, cùng với một vùng rộng lớn lãnh thổ, Taliban đã chiếm giữ một số lượng lớn các máy bay không người lái chuyên thu thập thông tin tình báo tiên tiến ScanEagle của Mỹ, trong trận chiến giành Konduz.

Taliban chiếm Afghanistan: Lợi và hại đối với Israel

Các nguồn tin chống khủng bố của DEBKAfile chia sẻ đánh giá của tình báo phương Tây rằng, các thủ lĩnh của Taliban, ngay khi họ an toàn trong cứ địa ở Kabul, sẽ không mất nhiều thời gian để quay ngược kim đồng hồ về những ngày trước sự kiện khủng bố 11/9 của Al Qaeda, kích hoạt cuộc tấn công Afghanistan của Mỹ.

Taliban cũng như Nhà nước Hồi giáo có thể mong đợi phục hồi các trung tâm chỉ huy và cơ sở đào tạo của chúng để sẵn sàng cho cuộc tấn công dữ dội tiếp theo. Những phát hiện ban đầu cho thấy cả al-Qaeda cũng đang thiết lập các cơ sở tại 15 thành phố thuộc tỉnh đã nằm dưới sự kiểm soát của Taliban.

Từ góc độ rộng hơn, một chiến thắng của Taliban ở Kabul sẽ đại diện cho sự trở lại của một mối đe dọa đáng lo ngại ở sân sau của Iran, quốc gia tuyên bố lãnh đạo thế giới Hồi giáo Shia.

Đường biên giới chung dài 950 km của họ, chạy qua các vùng rừng núi địa hình hiểm trở, không thể bị phong tỏa bất ngờ và từ lâu đã cho phép Taliban buôn lậu sang phương Tây 85% thuốc phiện và bạch phiến của thế giới từ các loại cây ma túy trồng ở Afghanistan, cũng như cung cấp một đường dẫn bất hợp pháp lớn cho những kẻ khủng bố Afghanistan đến châu Âu.

Đường biên giới này cũng cung cấp một lối thoát cho các nhóm thiểu số của Afghanistan, chẳng hạn như Tajiks và Hazaras, thoát khỏi sự đàn áp của Taliban. Theo số liệu thống kế, khoảng một triệu người Afghanistan thuộc các dân tộc này đã chạy sang tị nạn ở Iran, tạo thêm gánh nặng cho nền kinh tế vốn đã ọp ẹp của Tehran.

Những điều này sẽ khiến Tehran không thể rảnh tay gây thêm rắc rối cho Tel Avip, nhưng nó cũng mở ra cơ hội cho Thổ Nhĩ Kỳ – quốc gia cũng không kém phần thù địch với Israel.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan đang theo dõi sát sao trận chiến giành Kabul, sẵn sàng đưa ra đề xuất cho phe Taliban chiến thắng để cho một đơn vị hỗn hợp Thổ Nhĩ Kỳ-Pakistan kiểm soát sân bay quốc tế lớn Bagram bên ngoài thủ đô Kabul.

Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar đã đến thăm Islamabad vào ngày 11 tháng 8, để “mớm” ý tưởng này cho Thủ tướng Pakistan Imran Khan.

Ông Erdogan sẽ cố gắng thúc đẩy sự hiện diện của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ở Afghanistan, giống như việc quân đội nước này đã có mặt ở các khu vực trọng điểm của Libya và Syria, cũng như giành được một căn cứ quân sự quan trọng ở quốc gia vùng Vịnh Qatar.

Một căn cứ của Thổ Nhĩ Kỳ ở Afghanistan sẽ có nhiều mục tiêu, đó là thúc đẩy chính quyền Taliban hồi sinh, đóng vai trò tiếp tay cho IS và al-Qaeda đang trỗi dậy, đánh dấu sự phục hưng của một trục chống Israel cạnh tranh mạnh mẽ với khối Hiệp ước Abraham.

RELATED ARTICLES

Tin mới