Thursday, December 19, 2024
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiNhững tỉnh nào có doanh nghiệp thắng lớn thua đậm nhất

Những tỉnh nào có doanh nghiệp thắng lớn thua đậm nhất

Dịch Covid-19 kéo dài gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2019 có 6/63 địa phương có doanh nghiệp tạo ta lợi nhuận trên 50.000 tỷ đồng và 9/63 địa phương có doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ. Những doanh nghiệp đó ở tỉnh nào.

Theo sách trắng doanh nghiệp 2021, năm 2019 có 54/63 tỉnh có doanh nghiệp kinh doanh đem lại lợi nhuận. Trong đó 6/63 địa phương có tạo ra lợi nhuận năm 2019 trên 50.000 tỷ đồng, đứng đầu là Thành phố Hồ Chí Minh lãi 170,8 nghìn tỷ đồng; Hà Nội lãi 168,0 nghìn tỷ đồng; Bắc Ninh lãi 67,2 nghìn tỷ đồng; Bình Dương lãi 53,2 nghìn tỷ đồng; Thái Nguyên lãi 52,5 nghìn tỷ đồng; Đồng Nai lãi 52,2 nghìn tỷ đồng.

Cũng trong năm 2019 chỉ có 9/63 địa phương có doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ gồm: Thanh Hóa lỗ 23,5 nghìn tỷ đồng; Hà Tĩnh lỗ 11,3 nghìn tỷ đồng; Gia Lai lỗ 4,6 nghìn tỷ đồng; Khánh Hòa lỗ 1,5 nghìn tỷ đồng; Thái Bình lỗ 737 tỷ đồng; Quảng Bình lỗ 496 tỷ đồng; Cao Bằng lỗ 188 tỷ đồng; Bắc Kạn lỗ 170 tỷ đồng; Lạng Sơn lỗ 17 tỷ đồng.

Theo Tổng cục Thống kê xét theo khu vực kinh tế, năm 2019, khu vực công nghiệp và xây dựng là khu vực có lợi nhuận trước thuế đạt cao nhất với 472,3 nghìn tỷ đồng, giảm 2,3% so với năm 2018; khu vực dịch vụ tạo ra 418,2 nghìn tỷ đồng, tăng 2,4%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản kinh doanh thua lỗ 543 tỷ đồng.

Theo từng loại hình doanh nghiệp năm 2019 khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước là khu vực duy nhất tạo ra lợi nhuận trước thuế giảm so với năm 2018, đạt 277,6 nghìn tỷ đồng, giảm 13,9% so với năm 2018; khu vực doanh nghiệp FDI tạo ra lợi nhuận cao nhất trong toàn bộ khu vực doanh nghiệp, đạt 406,0 nghìn tỷ đồng, tăng 6,4% so với năm 2018; khu vực doanh nghiệp nhà nước tạo ra 206,3 nghìn tỷ đồng lợi nhuận, tăng 8,4% (trong đó, khu vực doanh nghiệp 100% vốn nhà nước tạo ra 117,9 nghìn tỷ đồng lợi nhuận, tăng 14,5%). Tùy theo quy mô doanh nghiệp, những khu vực doanh nghiệp có quy mô lớn tạo ra 937,4 nghìn tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 1,7% so với năm 2018, khu vực doanh nghiệp có quy mô vừa tạo ra 27,1 nghìn tỷ đồng, giảm 3,5% so với năm 2018. Trong đó, khu vực doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ kinh doanh thua lỗ (doanh nghiệp nhỏ lỗ 3,4 nghìn tỷ đồng; doanh nghiệp siêu nhỏ lỗ 71,3 nghìn tỷ đồng).

Cũng trong năm 2019, tổng lợi nhuận trước thuế của khu vực doanh nghiệp đạt 889,9 nghìn tỷ đồng, giảm 0,5% so với lợi nhuận năm 2018. Số doanh nghiệp kinh doanh có lãi đạt 43,0% giảm 44,1% so với năm 2018. Tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ năm 2019 đạt 48,8% tăng nhẹ so với năm 2018 (48,4%).

Giai đoạn 2016-2019 bình quân mỗi năm doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh tạo ra 843,5 nghìn tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 84,1% so với lợi nhận bình quân diai đoạn 2011-2015.

Bình quân mỗi năm giai đoạn 2016-2019 so với giai đoạn 2011-2015, khu vực công nghiệp và xây dựng tạo ra lợi nhuận trước thuế cao nhất với 480,7 nghìn tỷ đồng, tăng 72,4%; khu vực dịch vụ tạo ra 359,8 nghìn tỷ đồng, tăng 109,7%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tạo ra 2,9 nghìn tỷ đồng, giảm 61,9%. Theo loại hình doanh nghiệp, bình quân giai đoạn 2016-2019 so với giai đoạn 2011-2015 mỗi năm khu vực doanh nghiệp nhà nước tạo ra 198,7 nghìn tỷ đồng trước thuế, chiếm 23,6% Tổng lợi nhuận trước thuế của toàn bộ khu vực doanh nghiệp tăng 15,6% (trong đó khu vực doanh nghiệp 100% vốn nhà nước tạo ra 114,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 13,6%, tăng 14,6%); khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước tạo ra 269,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 32,0%, tăng 167,7%; khu vực doanh nghiệp FDI tạo ra 374,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 44,4%, tăng 102,1%.

Theo quy mô doanh nghiệp giai đoạn 2016-2019 so với bình quân giai đoạn 2011-2015 hàng năm khu vực doanh nghiệp quy mô lớn tạo ra 860,8 nghìn tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 87,5%; khu vực doanh nghiệp quy mô vừa tạo ra 29,6 nghìn tỷ đồng, tăng 85,1%; khu vực doanh nghiệp quy mô nhỏ tạo ra 1,5 nghìn tỷ đồng (bình quân giai đoạn 2011-2015 khu vực này mỗi năm lỗ 3,0 nghìn tỷ đồng); khu vực doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ lỗ 48,5 nghìn tỷ đồng (khu vực này mỗi năm lỗ bình quân 14,0 nghìn tỷ đồng giai đoạn 2011-2015).

RELATED ARTICLES

Tin mới