Friday, January 10, 2025
Trang chủBiển nóngQuan điểm của Mỹ về các vấn đề liên quan đến Biển...

Quan điểm của Mỹ về các vấn đề liên quan đến Biển Đông và Hoa Đông

Quan điểm của Mỹ về các vấn đề liên quan đến Biển Đông và Hoa Đông bao gồm các nhân tố sau đây:

Hàng không mẫu hạm Mỹ, USS Ronald Reagan (CVN 76) và USS Nimitz (CVN 68) tập trận tại Biển Đông, ngày 06/07/2020

a. Tự do biển cả:

i) Mỹ ủng hộ nguyên tắc tự do biển cả, nghĩa là các quyền, tự do và việc sử dụng biển và khoảng không được bảo đảm cho tất cả các quốc gia phù hợp với luật pháp quốc tế. Mỹ phản đối các yêu sách gây phương hại đến quyền, tự do và việc sử dụng hợp pháp biển thuộc về mọi quốc gia.
ii) Lực lượng quân sự Mỹ sẽ tiến hành một cách đều đặn các chiến dịch tự do hàng hải trên toàn thế giới. Các chiến dịch này được xây dựng phù hợp với luật pháp quốc tế và cho thấy là Mỹ sẽ bay, di chuyển và hoạt động ở bất cứ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép, bất kể địa điểm của các yêu sách biển quá mức cũng như các sự kiện đang diễn ra.

iii) Mỹ, cũng như đa phần các quốc gia khác, tin rằng các quốc gia ven biển, theo UNCLOS có quyền điều chỉnh các hoạt động kinh tế, song không có quyền điều chỉnh các hoạt động quân sự trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Mỹ sẽ tiếp tục cho tàu của mình hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của nước khác phù hợp với quan điểm này.

iv) Các chuyến bay trinh thám của Mỹ ở các vùng trời quốc tế phía trên vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia khác là hợp pháp theo luật pháp quốc tế và Mỹ có kế hoạch tiếp tục thực hiện các chuyến bay này.

b. Về các tranh chấp chủ quyền biển:

i) Các yêu sách biển của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông là không có cơ sở, không hợp pháp, không hợp lý và không có giá trị về mặc địa lý, lịch sử và pháp lý. Yêu sách của Trung Quốc đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi tại hầu hết khu vực Biển Đông cũng như việc các chiến dịch đe dọa của nước này để kiểm soát chúng là hoàn toàn không hợp pháp. Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để áp đặt một cách đơn phương ý định của mình đối với toàn bộ khu vực và đã không đưa ra được các cơ sở pháp lý mang tính gắn kết để chứng minh cho yêu sách theo đường đứt đoạn ở Biển Đông kể từ khi nước này chính thức công bố vào năm 2009.

ii) Quan điểm của Mỹ về yêu sách biển của Trung Quốc ở Biển Đông tương đồng với Phán quyết ngày 12/7/2016 của Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS (điều ước quốc tế mà Trung Quốc là thành viên) trong vụ Philippines kiện Trung Quốc. Phán quyết của Tòa trọng tài đã bác bỏ yêu sách biển của Trung Quốc do không có cơ sở theo luật pháp quốc tế và ủng hộ Philippines một cách tuyệt đối đối với các đệ trình của nước này. Như đã được quy định cụ thể trong UNCLOS, quyết định của Tòa trọng tài là chung thẩm và ràng buộc đối với cả 2 bên.

iii) Phù hợp với Phán quyết, Trung Quốc không thể khẳng định yêu sách biển của mình một cách hợp pháp – bao gồm bất kể yêu sách vùng đặc quyền kinh tế nào được tính từ bãi cạn Scarborough và các đảo Trường Sa – trong mối quan hệ với Philippines ở các khu vực mà Tòa thừa nhận là vùng biển hoặc thềm lục địa của Philippines. Việc quấy rối của Trung Quốc đối với các hoạt động nghề cá, dầu khí của Philippines tại các khu vực này là bất hợp pháp cũng như các hành động đơn phương của Trung Quốc nhằm khai thác các nguồn tài nguyên này. Do việc Trung Quốc đã thất bại trong việc đưa ra các yêu sách biển hợp pháp, mang tính gắn kết ở khu vực Biển Đông, Mỹ phản đối bất cứ yêu sách nào của Trung Quốc đối với vùng nước nằm ngoài phạm vi lãnh hải 12 hải lý tính từ các đảo mà nước này yêu sách ở Biển Đông (không ảnh hưởng đến yêu sách chủ quyền của các quốc gia khác đối với các đảo này).

iv) Mỹ sát cánh cùng các đồng minh của mình ở Đông Nam Á và các đối tác trong việc bảo vệ các quyền chủ quyền của họ đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi phù hợp với các quyền và nghĩa vụ của các nước này theo luật pháp quốc tế, phản đối bất kể hành động nào nhằm thúc đẩy một tình thế “chân lý thuộc về kẻ mạnh” ở Biển Đông cũng như các khu vực rộng lớn khác. Các nỗ lực đơn phương của Trung Quốc nhằm khẳng định các yêu sách biển bất hợp pháp của nước này đe dọa đến khả năng tiếp cận của các quốc gia khác đối với các nguồn tài nguyên tự nhiên cốt yếu, làm suy giảm ổn định thị trường năng lượng khu vực và gia tăng rủi ro xung đột. Mỹ cũng sẽ không chấp nhận các nỗ lực nhằm khẳng định các yêu sách biển bất hợp pháp bằng cái giá mà các nước tuân thủ pháp luật phải trả.

v) Mỹ không đứng về bên nào trong các tranh chấp đối kháng về chủ quyền đối với các cấu trúc ở khu vực Biển Đông và Hoa Đông, song Mỹ thực sự có quan điểm đối với việc các tranh chấp đó cần được giải quyết thế nào: các tranh chấp này, cũng như các tranh chấp quốc tế chung khác, cần được giải quyết một cách hòa bình, không có sự cưỡng ép, bắt nạt, đe dọa sử dụng hoặc sử dụng vũ lực và phải theo cách thức phù hợp với luật pháp quốc tế.

vi) Các bên liên quan cần tránh tiến hành các hành động đơn phương mang tính khiêu khích mà có thể đưa đến việc phá vỡ nguyên trạng hoặc làm tổn hại đến hòa bình và an ninh. Mỹ không cho rằng việc xây dựng các đảo nhân tạo với quy mô lớn với ý định quân sự hóa các tiền đồn trên các cấu trúc có tranh chấp là phù hợp với mong muốn của khu vực về hòa bình và ổn định.

vii) Các yêu sách đối với lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế cần phù hợp với luật tập quán quốc tế về biển và do đó, phải bắt nguồn từ các cấu trúc đất. Các yêu sách ở Biển Đông mà không xuất phát từ các cấu trúc đất là hoàn toàn khiếm khuyết.

vii) Đảo Senkaku nằm dưới sự quản lý hành chính của Nhật Bản. Các nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi nguyên trạng tại đây sẽ làm gia tăng căng thẳng và cũng không có tác dụng để củng cố yêu sách chủ quyền theo luật quốc tế.

RELATED ARTICLES

Tin mới