Chiến lược lâu dài của Trung Quốc là làm cho Mỹ suy yếu để vươn lên trở thành cường quốc số một thế giới. Để làm việc này bên cạnh việc đánh lừa để Mỹ cảm thấy Trung Quốc trỗi dậy trong hòa bình để từ đó thu hút đầu tư cả tài chính và công nghệ của Mỹ và Châu Âu, Trung Quốc còn tìm cách chia rẽ Mỹ và Châu Âu.
Bắc Kinh biết rằng sở dĩ Mỹ có thể giữ vai trò số một chính là Mỹ luôn gắn chặt quyền lợi với các đồng minh Châu Âu và đồng minh Châu Á. Khi lên nắm quyền ông Tập Cận Bình đã thực hiện chính sách ngoại giao trên cơ sở phân loại các nước trên thế giới. Theo đó Mỹ là cường quốc số 1, các nước Châu Âu là đồng minh thân cận của Mỹ mà trụ cột là Đức, Anh, Pháp, các nước Châu Á đi theo chế độ dân chủ là đồng minh của Mỹ và Châu Âu, trụ cột là các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Ấn Độ. Các nước đang phát triển và chậm phát triển ở Châu Á và Châu Phi.
Đối với nhóm thứ nhất (các nước Châu Âu) Trung Quốc tìm cách lôi kéo họ bằng các chính sách “cởi mở” về kinh tế, bằng mở rộng thị trường để thu hút đầu tư rồi từ đó buộc họ phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Từ đó tách dần họ khỏi Mỹ. Đã có thời gian dài Trung Quốc có những thành công nhất định.
Đặc biệt khi Tổng thống Trump có những chính sách gây bất lợi cho các đồng minh Châu Âu thì các nước này đã không còn hoàn toàn ủng hộ chính sách của Mỹ với Trung Quốc, điển hình là Đức và Anh.
Nhưng rồi chính các nước Châu Âu đã dần nhận ra bộ mặt thật của Trung Quốc. Kể từ khi ông Biden lên làm tổng thống thì việc gắn kết Mỹ với Châu Âu có thay đổi. Gần đây nghị viện Châu Âu đã cho đóng băng hiệp định thương mại đã hủy với Trung Quốc và quay sang ủng hộ các đòn trừng phạt của Mỹ với Trung Quốc về thương mại, chính trị. Trung Quốc đang dần lâm vào thế bị cô lập trước Mỹ và Châu Âu.
Nhóm các nước đồng minh của Mỹ tại Châu Á thì từ lâu đã có lợi ích sung đột với Trung Quốc là Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, đồng thời cũng hiểu rõ Trung Quốc qua các cuộc xung đột chủ quyền trên đất liền và trên biển. Nhưng cũng đã có thời gian các nước này đã có chính sách cởi mở với Trung Quốc với hy vọng họ sẽ thay đổi. Song Trung Quốc không thay đổi, không thiện chí mà ngày còn gia tăng bành chướng, sẵn sàng gây hấn bất chấp luật pháp quốc tế. Cho đến nay các nước này đã thực sự coi Trung Quốc là đối thủ lâu dài, là mối nguy cho đất nước kể cả về kinh tế, chính trị đặc biệt là sự uy hiếp về an ninh trên bộ, trên biển. Đây chính là tác nhân để các nước gắn chặt hơn với Mỹ và Châu Âu trong việc chống lại Trung Quốc, đưa dân Trung Quốc vào thế bị cô lập.
Nhóm nước thứ ba lại được chia làm hai khu vực; khu vực các nước Châu Á và khu vực các nước Châu Phi.
Với các nước thuộc khu vực Châu Á Trung Quốc có các chính sách khác nhau. Với các nước Đông Nam Á, đang có sung đột về chủ quyền trên biển, trên bộ. Trung Quốc vừa tìm cách lấn tới về chủ quyền, sẵn sàng dùng vũ lực để uy hiếp, và mua chuộc một số nước bằng việc đầu tư, viện trợ mà điển hình là Campuchia và đang dần thực hiện ở Lào, buộc họ phụ thuộc và phải nghe lời Trung Quốc. Với những nước muốn dung hòa giữa Mỹ và Trung Quốc thì Bắc Kinh dùng kinh tế và quân sự để đe dọa muốn buộc họ không chấp nhận sự can thiệp của bên thứ ba, thực chất là Mỹ và Châu Âu.
Khi bản chất của Trung Quốc ngày càng bộc lộ đầy đủ thì xu hướng thân Mỹ với Châu Âu đang lớn dần. Các nước Mỹ và Châu Âu cũng đón nhận xu hướng đó và đang tích cực can thiệp ngăn chặn sự đe dọa của Trung Quốc với các nước ở khu vực này.
Với các nước Châu Phi, sau thời gian ồ ạt đầu tư của Trung Quốc các nước ở khu vực này bắt đầu nhận ra cái giá khi để Trung Quốc đầu tư vào đất nước của họ. Đó là tài nguyên bị khai thác, các khoản đầu tư trở thành món nợ khổng lồ mà họ không có cách nào thoát ra được trừ khi phải chuyển nhượng đất đai, phụ thuộc vào Trung Quốc. Nhiều nước đang cố gắng “thoát Trung” bằng cách kêu gọi sự ủng hộ của Mỹ và Châu Âu.
Rõ ràng chính sách của Tập Cận Bình tưởng đem lại nhiều lợi ích cho Trung Quốc, nhưng thực tế đang làm cho Trung Quốc ngày càng bị cô lập.