Theo nội dung bài viết được đăng trên trang Epoch Times, kể từ khi ông Biden nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ, Trung Quốc vẫn luôn nhìn chằm chằm vào Đài Loan và thường xuyên xâm nhập vùng nhận dạng phòng không của quốc đảo này. Ngoài việc Hoa Kỳ đoàn kết các đồng minh để tăng cường bảo vệ Đài Loan, các chuyên gia cũng đã tiến hành các cuộc điều tra và nghiên cứu để phân tích tình hình trên eo biển Đài Loan nhằm ngăn chặn cuộc chiến có thể nổ ra bất cứ lúc nào.
Vào tháng 5 năm nay, Quỹ Jamestown đã xuất bản một báo cáo do Tiến sĩ Matthew Brazil viết, có tựa đề “Kho báu: Tại sao Đài Loan và vị trí của nó trong chuỗi cung ứng chip quốc tế lại liên quan đến Hoa Kỳ”. Báo cáo đã trình bày chi tiết về vị thế quan trọng của Đài Loan đối với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và toàn thế giới. Tiến sĩ Brazil tin rằng vị trí của Đài Loan trong chuỗi đảo đầu tiên và chuỗi cung ứng chip toàn cầu khiến nước này trở thành một kho báu trong số các kho báu và thế giới phải dốc toàn lực để bảo vệ Đài Loan, ngăn Đài Loan rơi vào tay Trung Quốc.
Tiến sĩ Brazil là một nhà nghiên cứu tại quỹ Jamestown và ông cũng là một nhà văn. Ông đã nghiên cứu các vấn đề về Trung Quốc kể từ khi tốt nghiệp đại học tại Đại học California, Berkeley. Ông từng là chuyên gia về Trung Quốc trong Văn phòng Thực thi Xuất khẩu của Bộ Thương mại Hoa Kỳ và sau đó được bổ nhiệm vào Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Bắc Kinh với tư cách là một nhân viên thương mại. Ông cũng từng là chuyên gia bảo mật trong một cuộc điều tra ở Trung Quốc cho một nhà sản xuất chip của Mỹ.
Ngoài ra, Tiến sĩ Brazil cũng chỉ ra rằng trong thời đại Internet ngày nay, việc chiếm lĩnh Đài Loan có một kho báu có giá trị đối với Trung Quốc hơn bao giờ hết, đó là có được một nhà sản xuất quan trọng trong chuỗi cung ứng chip của cả thế giới.
Hàng không mẫu hạm không thể chìm trên chuỗi đảo đầu tiên
Đài Loan là phần trung tâm của chuỗi đảo thứ nhất, đối với ĐCSTQ mà nói, nếu có thể kiểm soát được Đài Loan, vị trí chiến lược của nó có thể nói là vô giá; cũng như vậy, đối với phòng ngự của Nhật Bản và Hoa Kỳ ở Tây Thái Bình Dương, đặc biệt là trong việc trấn áp về sự bành trướng toàn cầu của Bắc Kinh mà nói, vị trí địa lý của Đài Loan là cực kỳ quan trọng và Đài Loan từng được ví như một “hàng không mẫu hạm không thể chìm”.
Về vị thế của Đài Loan trong chuỗi đảo thứ nhất, Tiến sĩ Brazil đã gửi email phỏng vấn Giáo sư Tomohiko Taniguchi của trường Đại học Keio, Nhật Bản. Giáo sư Tomohiko Taniguchi nói với Tiến sĩ Brazil rằng Đài Loan quý giá đối với Nhật Bản còn hơn cả vùng lãnh thổ Gibraltar đối với Vương quốc Anh và Cuba đối với Hoa Kỳ. Nếu chẳng may Đài Loan bị Trung Quốc nuốt chửng, thì cán cân an ninh của hòa bình, thịnh vượng và tự do được duy trì sau Thế chiến thứ hai sẽ bị phá vỡ. Nhật Bản sẽ có sự xáo trộn từ mọi mặt.
Ông Toshi Yoshihara, nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách ở Washington, DC, cũng tuyên bố rằng sự sụp đổ của Đài Loan “sẽ thay đổi nhận thức của Nhật Bản về an ninh. Vị thế của Nhật Bản đối với quần đảo Điếu Ngư sẽ không thể bảo đảm được, quận Okinawa cũng đối mặt với sự thách thức. Do đó, Nhật Bản hết sức quan tâm đến Đài Loan”.
Tiến sĩ Brazil chỉ ra rằng “chuỗi đảo đầu tiên” là rào cản để Trung Quốc tiến vào Thái Bình Dương. Không giống như Hoa Kỳ ra vào Thái Bình Dương và Đại Tây Dương một cách tự nhiên, Trung Quốc phải băng qua chuỗi đảo đầu tiên để vào Thái Bình Dương, như vậy quân đội nước ngoài rất dễ dàng trong việc theo dõi tàu bè và máy bay ra vào Trung Quốc. Ông viết trong báo cáo: “Vì những thực tế này, cả Nhật Bản và Trung Quốc đều rất quan tâm đến địa vị của Đài Loan, hoặc là bởi quan hệ hữu nghị, hoặc là bởi vấn đề có thể kiểm soát được lãnh thổ của mình hay không. Đài Loan là chìa khóa để hai nước trở thành cường quốc thế giới trong tương lai”.
Viên ngọc quý trong chuỗi cung ứng chip mà Trung Quốc luôn khao khát có được
Ngoài ra, ở một chuỗi then chốt khác, Đài Loan cũng thu hút sự chú ý của thế giới, đó là vị trí của chip Đài Loan do TSMC làm đại diện trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn của thế giới. Một khi Đài Loan bị Trung Quốc kiểm soát, những thay đổi trong sản xuất chip cấp cao nhất sẽ có tác động lớn đến thị trường chip thế giới.
Trong thời đại của Internet và thậm chí là Internet Vạn Vật, chip sẽ có mặt ở khắp mọi nơi và không gì có thể thay thế đươc. Hiện tại, 63% thị trường chip trên thế giới do các nhà sản xuất chip Đài Loan kiểm soát. Đặc biệt, TSMC chiếm 56% thị phần thế giới và có công nghệ sản xuất chip hàng đầu thế giới. Chiều rộng chip của nó đạt đến mức chỉ 5 nanomet. Theo báo cáo, nhà máy mới của TSMC tại Đài Nam sẽ bắt đầu sản xuất vào năm 2022 chip 3 nanomet.
Nếu so sánh, thì ngành sản xuất chip của Trung Quốc thật sự kém xa so với Đài Loan
Nếu một cuộc chiến nổ ra ở eo biển Đài Loan và Trung Quốc kiểm soát Đài Loan, liệu TSMC có trở thành miếng thịt béo bở của Trung Quốc hay không? Tiến sĩ Brazil nhìn nhận rằng điều đó chưa chắc đã đúng, bởi vì quá trình sản xuất chip rất phức tạp và rất nhạy cảm. Nếu xảy ra chiến tranh ở eo biển Đài Loan và các nhà máy bị đóng cửa, thế thì ảnh hưởng về nguồn cung của mặt hàng này đối với thế giới vẫn đang dịch bệnh mà nói là không mấy đáng kể.
Tiến sĩ Brazil đã phỏng vấn một số chuyên gia sản xuất chip. Cuối cùng, ông chỉ ra trong báo cáo rằng trong điều kiện bình thường, trong tình huống ngừng sản xuất có kiểm soát, tức là không gây ra bất kỳ thiệt hại nào cho thiết bị, dù chỉ là vài ngày, đều sẽ cần một hoặc hai tuần mới có thể khôi phục sản xuất bình thường trở lại. Nếu đó là một sự cố ngừng sản xuất một cách đột ngột, thế thì có thể mất thời gian vài tuần, vài tháng, thậm chí một hoặc hai năm mới có thể khôi phục được.
Hơn nữa, ngay cả khi Trung Quốc kiểm soát Đài Loan và tiếp quản TSMC, mặc dù có thể thu được lợi ích trong ngắn hạn, nhưng với sự kiểm soát xuất khẩu của Hoa Kỳ, thì công nghệ, thiết bị và nhân tài cần thiết để sản xuất chip TSMC dưới sự kiểm soát của Trung Quốc cũng sẽ bị hạn chế.
Trung Quốc không bao giờ quên việc chiếm đóng Đài Loan, Hoa Kỳ cần phải cảnh giác
Ngoài vị thế là một hòn đảo kho báu trong chuỗi đảo đầu tiên và vị trí then chốt trong chuỗi cung ứng chip của thế giới, khả năng bùng nổ chiến tranh ở eo biển Đài Loan cũng là một vấn đề lịch sử mà Trung Quốc luôn canh cánh trong lòng.
Trong báo cáo của mình, Tiến sĩ Brazil chỉ ra rằng cuộc không kích vào Đại sứ quán Nam Tư năm 1999 và Chiến tranh Iraq năm 2003 cho Trung Quốc thấy được rằng thông tin hóa và ưu thế trên không đều rất quan trọng trong việc chiếm đóng thành công Đài Loan, mà quân đội của Trung Quốc vào thời điểm đó không có được hai điều kiện này. Do đó, trong kế hoạch 5 năm của Trung Quốc lần này đã đặc biệt bao gồm kế hoạch mục tiêu tấn công Đài Loan trong đó.
Tiến sĩ Brazil cảnh báo rằng nếu khả năng trên không của quân đội Trung Quốc được nâng cấp trong năm 2020, thì thời gian đối với Hoa Kỳ và Đài Loan mà nói sẽ càng cấp bách hơn đối với Trung Quốc, ngay cả khi Trung Quốc chọn “không phát động chiến tranh” xâm lược.
Cuối cùng ông kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ cần phải chỉ rõ cho Trung Quốc rằng hành động gây hấn với Đài Loan hoặc bất kỳ nơi nào khác ở châu Á sẽ không được Mỹ và các đồng minh dung thứ. Ông viết: “Chúng ta không thể thất bại. Đồng hồ đã lên dây cót”.